Ở Nhật Bản, hầu hết các công ty, hoặc trường học đều áp dụng hình thức trả lương, tiền học bổng thông qua chuyển khoản.
Mặt khác, với tài khoản ngân hàng, bạn không chỉ có thể gửi và rút tiền, mà ngay cả việc chuyển tiền về Việt Nam, thanh toán hóa đơn điện, nước, gas,… cũng dễ dàng hơn.
Cùng Mintoku Work tìm hiểu tất tần tật về thủ tục mở tài khoản ngân hàng ở Nhật trong bài viết này nhé!
Hai điều kiện chính là:
Nếu thời gian lưu trú của bạn dưới 6 tháng, bạn sẽ được xem là “người không cư trú” (非居住者) và không đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng ở Nhật.
Bạn chỉ có thể mở tài khoản “tiền gửi bằng đồng Yên của người không cư trú” (非居住者円預金) với tính năng hạn chế hơn, như không cho phép gửi tiền ra nước ngoài, không sử dụng ATM,…
Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một đại lý chuyển tiền (資金移動業者) để gửi tiền về quê, thay vì thông qua ngân hàng, nhưng sẽ có giới hạn ở một số quốc gia và khu vực.
Điều kiện thứ hai để người nước ngoài được mở tài khoản ngân hàng ở Nhật là có giấy chứng nhận cư trú và thẻ cư trú.
Những người sang Nhật du lịch, thăm thân nhân, hoặc vì lý do khác, nhưng có thời gian lưu trú dưới 3 tháng sẽ không được cấp thẻ cư trú.
Đây là các loại tài liệu có thể chứng minh danh tính của bạn. Thông thường, bạn chỉ cần mang theo thẻ cư trú (còn thời hạn hiệu lực) hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Tuy nhiên, một số ngân hàng có thể yêu cầu xuất trình thêm bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu,…
Để chứng minh địa chỉ sinh sống của bạn là chính xác, bạn có thể cung cấp hóa đơn và biên lai điện, nước, gas, điện thoại bàn,…
Lưu ý: Hóa đơn cước phí điện thoại di động không được tính là hợp lệ.
Người Nhật có văn hóa dùng con dấu, thay cho chữ ký khi thỏa thuận hợp đồng lao động, thuê nhà, mở tài khoản ngân hàng,…
Mặc dù không phải tất cả ngân hàng đều yêu cầu, nhưng việc sở hữu con dấu cá nhân sẽ giúp bạn xử lý các thủ tục hành chính ở Nhật nhanh gọn hơn.
Mua một thẻ SIM ở Nhật không tốn nhiều chi phí, nhưng sẽ giúp bạn mở tài khoản ngân hàng thuận lợi hơn. Đặc biệt, nếu đăng ký dịch vụ Internet Banking thì bạn không thể thiếu số điện thoại.
Có hai cách để mở tài khoản ngân hàng ở Nhật:
Bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, và đến quầy giao dịch của ngân hàng. Lưu ý: Không phải nhân viên của tất cả các ngân hàng đều giao tiếp tốt bằng tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác), nên bạn hãy nhờ người trong công ty đi cùng (tốt nhất là người Nhật).
Sau đó, bạn nộp hồ sơ, điền thông tin vào mẫu đơn theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. Quá trình này có thể mất khoảng 1 giờ.
Dưới đây là những ngân hàng phổ biến cho phép đăng ký trực tuyến:
Quy trình và các giấy tờ cần thiết để đăng ký sẽ khác nhau tùy theo từng ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp sẽ trải qua 3 bước chính sau đây:
Đối với người nước ngoài, khi di chuyển đến nơi ở mới (ví dụ: ký túc xá của công ty), thay đổi tình trạng cư trú (ví dụ: từ thực tập sinh lên Tokutei Ginou), hoặc gia hạn thời gian lưu trú ở Nhật, bạn đều cần thông báo cho ngân hàng.
Hãy đến quầy giao dịch để nộp thẻ cư trú mới. Điều này nhằm đảm bảo tài khoản của bạn sẽ không bị nghi ngờ và hạn chế giao dịch.
Trường hợp bạn muốn cắt địa chỉ ở Nhật để về nước lấy Nenkin, đừng quên hủy hợp đồng với ngân hàng.
Do có nhiều người nước ngoài đã bán tài khoản ngân hàng mà họ không sử dụng nữa cho kẻ xấu, để thực hiện hành vi lừa đảo chuyển khoản, nên bạn có thể bị phạt, trục xuất, hoặc cấm nhập cảnh, nếu quên hủy hợp đồng khi về nước.
Tiền gửi thông thường là tiền gửi có thể rút bất cứ lúc nào, nhưng tiền gửi có kỳ hạn sẽ không cho phép bạn rút trong một khoảng thời gian nhất định.
Mặt khác, tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn, nên hình thức này phù hợp để tiết kiệm một số tiền chưa cần sử dụng ngay.
Do đó, hãy cân nhắc nhu cầu, cũng như tình hình tài chính của bản thân trước khi quyết định loại tài khoản ngân hàng mà bạn sẽ mở nhé!
Một trong những việc đầu tiên mà người lao động nước ngoài bắt buộc phải làm khi mới sang Nhật là mở tài khoản ngân hàng. Với những ai chưa có kinh nghiệm, các bạn sẽ cảm thấy khá lúng túng và lo lắng. Nhưng hãy yên tâm! Hầu hết công ty sẽ hỗ trợ bạn thủ tục này.
Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn cũng nắm được những giấy tờ cần chuẩn bị khi mở thẻ ngân hàng. Chúc bạn thành công nhé!