Cách đối phó với hàng xóm hay làm ồn ở Nhật

Cách đối phó với hàng xóm hay làm ồn ở Nhật

Cách đối phó với hàng xóm hay làm ồn ở Nhật

Khi sống ở các đô thị đông đúc, chúng ta không thể tránh khỏi vấn đề tiếng ồn, từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là mức độ gây ồn và những tác động của ô nhiễm tiếng ồn đến chất lượng sống.

Nếu bạn thường xuyên mất ngủ vào ban đêm, do âm thanh từ nhà hàng xóm, thì đã đến lúc tìm biện pháp giải quyết vấn đề.

Thực trạng làm ồn ở Nhật

Thực trạng làm ồn ở Nhật

Nên làm gì khi phòng bên cạnh ồn ào

Cải thiện khả năng cách âm trong nhà bạn

Mặc dù nhiều người sẽ nghĩ đến việc khiếu nại, hay báo cảnh sát đầu tiên, nhưng thực tế, nếu bạn nghe thấy nhiều âm thanh từ phòng khác, thì có khả năng âm thanh sinh hoạt hàng ngày trong phòng bạn cũng lan truyền ra ngoài.

Do đó, trước tiên, hãy cách âm trong nhà thật tốt. Dưới đây là một số phương pháp hay:

  • Đặt đồ nội thất lớn (như tủ, kệ sách,…) cách tường khoảng 1 cm, sẽ giúp chặn bớt âm thanh xuyên qua các bức tường.
  • Dán tấm cách âm lên tường.
  • Dán những khe hở trong nhà (ở dưới cửa chính và cửa sổ) vừa ngăn chặn âm thanh, vừa tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa.
  • Trải thảm dày, hoặc thảm có đặc tính ngăn chặn âm thanh trên sàn.
  • Lắp rèm dày – loại có khả năng hấp thụ âm thanh từ bên ngoài và bên trong.
  • Thay đổi vị trí giường, đến những nơi ít nghe tiếng ồn hơn, ở trong nhà.
  • Sử dụng nút bịt tai (mua ở các cửa hàng, từ 100 Yên đến 2000 Yên).

Trao đổi với công ty quản lý hoặc chủ nhà

Nếu bạn đang ở trong một căn hộ cho thuê, thì hãy khiếu nại với công ty quản lý hoặc chủ nhà. Họ sẽ đưa ra lời khuyên, cũng như thay mặt bạn gửi cảnh báo cho hàng xóm. Đây là một trong những cách hiệu quả, mà ít mang lại rắc rối nhất.

Tuy nhiên, cần lưu ý: khi áp dụng cách này, bạn phải giải thích chi tiết về tình trạng gây ồn để công ty quản lý/chủ nhà đưa ra yêu cầu phù hợp với bên kia. Các thông tin cần thiết bao gồm:

  • Nguyên nhân gây ồn (ví dụ: tiếng TV, tiếng thú cưng, trẻ em,…)
  • Ngày và giờ gần nhất mà tiếng ồn làm ảnh hưởng đến bạn
  • Chuyện này bắt đầu từ khi nào?
  • Việc làm ồn có tiếp diễn hàng ngày không?

Lưu ý: Hiệu quả của cách này có thể mất đến 1 tháng mới thấy được. Ngoài ra, cũng có trường hợp, công ty quản lý/chủ nhà không phản hồi khiếu nại hoặc giải quyết thỏa đáng.

Khiếu nại vấn đề làm ồn ở Nhật

Khiếu nại vấn đề làm ồn ở Nhật

Gửi thư ẩn danh cho người làm ồn

Ưu điểm lớn nhất của cách này là bạn sẽ không bị lộ danh tính. Người nhận không biết bạn là ai, nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh cãi, hay trả thù.

Ngoài ra, khi truyền đạt yêu cầu bằng giấy, chúng ta cũng có thêm thời gian để bình tĩnh lại, và cân nhắc cách dùng từ phù hợp, nhằm giảm thiểu tính nghiêm trọng của vấn đề.

Lưu ý khi viết thư ẩn danh:

  • Cố gắng diễn đạt hợp lý
  • Nêu rõ loại âm thanh và thời điểm gây ồn mà bạn phát hiện
  • Đừng đưa cảm xúc tiêu cực của bạn vào bức thư
  • Yêu cầu họ quan tâm đến người xung quanh nhẹ nhàng, thay vì đe dọa họ
  • Tránh dùng lời lẽ xúc phạm

Ví dụ:

○○様、近隣に住む者ですが、深夜のギターの音で眠れず迷惑しています。近隣住民への配慮をお願いします

(Anh ○○ thân mến, tôi sống ở khu vực lân cận, nhưng tiếng đàn ghi-ta vào đêm khuya làm tôi khó chịu và không thể ngủ được. Hãy quan tâm đến hàng xóm một chút nhé!)

Báo cảnh sát

Thông thường, đây không phải cách hay, vì nó rất dễ kích động hàng xóm của bạn, dẫn đến cãi vã, đánh nhau. Do đó, hãy sử dụng nó như phương án cuối cùng, khi tiếng ồn đã vượt ngưỡng cho phép (theo quy định của nhà nước).

Nếu không phải loại tiếng ồn khẩn cấp, bạn có thể gọi đến số điện thoại tư vấn của cảnh sát (#9110) để được cho lời khuyên khắc phục.

Khởi kiện người làm ồn

Trước khi áp dụng cách này, điều quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo mình có đủ bằng chứng khách quan. Ví dụ: Nếu bạn đã nhập viện điều trị do các bệnh lý liên quan đến môi trường sống ô nhiễm tiếng ồn, thì hồ sơ bệnh án chính là bằng chứng thuyết phục nhất.

Tuy nhiên, việc ra tòa không chỉ tốn thời gian, công sức mà còn tốn rất nhiều tiền, nên có thể bạn sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính. Ngay cả khi thắng kiện, bạn cũng không thể yêu cầu bên kia trả chi phí ra tòa, hay phí thuê luật sư.

Tìm hiểu trước khi khởi kiện người làm ồn ở Nhật

Tìm hiểu trước khi khởi kiện người làm ồn ở Nhật

Chuyển đi nơi khác

Nhiều người thường không chọn cách này vì quá tốn kém. Những ai đã từng thuê nhà ở Nhật chắc hẳn đều biết phí đầu vào rất cao (bao gồm tiền cọc, tiền thuê trả trước, phí môi giới,…) có thể lên đến 400.000 đến 480.000 Yên.

Ngoài ra, việc chuyển đi gấp có thể khiến bạn phải chịu một khoản phí phạt, tùy theo hợp đồng đã ký.

Không nên làm gì khi hàng xóm ồn ào

Ở Việt Nam, bạn có thể giao tiếp, góp ý với hàng xóm thoải mái, vì nhìn chung, người Việt cũng thân thiện. Nhưng Nhật Bản thì ngược lại. Họ sống thiên về chủ nghĩa cá nhân. Do đó, bất cứ khi nào muốn giải quyết mâu thuẫn, hãy chọn cách ít đối diện trực tiếp nhất, để không gặp rắc rối nhé!

Lưu ý tránh những hành động sau khi hàng xóm của bạn làm ồn:

Góp ý trực tiếp

Thực tế, có nhiều trường hợp người bị góp ý không những không cải thiện, mà còn tức giận, và có những hành động thô lỗ hơn. Mặt khác, do không biết rõ về hàng xóm, nên chúng ta cũng sẽ không biết được họ có ý định trả thù gì không.

Đấm vào tường (Kabedon)

Nếu bạn Kabedon (壁ドン) trong lúc tức giận, bạn có thể sẽ làm hư hại tường, dẫn đến bồi thường cho chủ nhà. Đồng thời, người hàng xóm của bạn cũng sẽ tức giận và khiến sự việc diễn biến tệ hơn.

Lời kết

Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn rất phổ biến ở những thành phố lớn tại Nhật. Do đó, cách tốt nhất để có những giây phút thư giãn khi ở nhà là cách âm thật tốt. Trong trường hợp, bạn muốn giải quyết vấn đề triệt để, hãy lựa chọn cách tiếp cận ít rắc rối nhất nhé!

Đừng quên tìm đọc thêm những bài viết hữu ích khác trên Mintoku Work nhé!

Share on: