Những vấn đề khi thuê lao động nước ngoài: Doanh nghiệp nên làm gì?

Những vấn đề khi thuê lao động nước ngoài: Doanh nghiệp nên làm gì?

Những vấn đề khi thuê lao động nước ngoài: Doanh nghiệp nên làm gì?

Số lượng người lao động nước ngoài tại Nhật đã đạt mức cao kỷ lục, lên đến hơn 1,82 triệu người vào cuối tháng 10/2020.

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng này, các vấn đề như cư trú quá thời hạn, tuyển dụng bất hợp pháp và sự biến mất của thực tập sinh kỹ năng cũng ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội.

Tỷ lệ người nước ngoài tại Nhật đạt mức cao kỷ lục

Tỷ lệ người nước ngoài tại Nhật đạt mức cao kỷ lục

Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là gì? Cùng Minna No Tokugi tìm hiểu các vấn đề trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài ở Nhật nhé!

Vấn đề trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài

Mức lương thấp hơn quy định

Sự ra đời của tư cách lưu trú dành cho người lao động có kỹ năng đặc định (Tokutei Ginou) là chính sách giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở Nhật Bản. Nhưng những đối tượng này không phải là lực lượng lao động giá rẻ, và dễ dàng tuyển dụng để làm các công việc chân tay trong điều kiện khắc nghiệt.

Hiện nay, nhiều công ty Nhật trả lương cho người lao động nước ngoài thấp hơn mức tối thiểu được quy định. Điều này là bất hợp pháp. Mặt khác, Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động cũng cấm phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người Nhật.

Điều kiện làm việc kém

Với thực trạng thiếu hụt lao động ở Nhật như hiện nay, nhiều vùng nông thôn, hoặc các ngành 3K – viết tắt của Kitsui (vất vả), Kitanai (bẩn), Kiken (nguy hiểm), sẽ có nhu cầu thuê lao động nước ngoài cao hơn.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng phải có trách nhiệm hỗ trợ cuộc sống toàn diện như nhà ở, chi phí điện nước, mở tài khoản,… và cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Phân biệt đối xử tại nơi làm việc

Mặc dù số lượng lao động nước ngoài ngày càng tăng cao ở Nhật, nhưng thực trạng phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở nhiều nhà xưởng, văn phòng công ty Nhật Bản,…

Không riêng gì các hành vi bạo lực, xúc phạm, chia rẽ tôn giáo, mà ngay cả việc tấn công tâm lý bằng lời nói khi hướng dẫn công việc, hay đưa ra yêu cầu vô lý cũng đều là những hành vi vi phạm nhân quyền, cần loại bỏ.

Sự khác biệt về văn hóa

Trong một cộng đồng giữa người nước ngoài và người Nhật cùng hợp tác, sự khác biệt về văn hóa, phong tục là điều dễ hiểu. Do đó, để gắn kết nhân viên, và cải thiện hiệu suất làm việc nhóm, các nhà tuyển dụng cần xây dựng môi trường làm việc đa dạng và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có nhiều công ty ở Nhật làm được điều này.

Giải pháp cho các doanh nghiệp Nhật Bản

Để giải quyết các vấn đề trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, các công ty nên thay đổi suy nghĩ. Bởi vì người nước ngoài cũng là đồng nghiệp, thành viên của tổ chức, nên cần áp dụng hệ thống quản lý giống như người Nhật, và tuân thủ Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động.

Cải tiến hệ thống hỗ trợ người nước ngoài tại Nhật

Cải tiến hệ thống hỗ trợ người nước ngoài tại Nhật

Cung cấp lương và phúc lợi ngang bằng với người Nhật

Về nguyên tắc, công ty không được phân biệt đối xử giữa người nước ngoài và người Nhật. Không chỉ mức lương tối thiểu, mà ngay cả lương làm thêm giờ cũng phải được chi trả hợp lý. Điều này áp dụng cho cả các vị trí nhân viên chính thức, bán thời gian, thực tập sinh,…

Lưu ý: Công ty cần nêu rõ các điều khoản lương trên hợp đồng lao động.

Hệ thống thăng tiến dựa trên thành tích

Một trong những khác biệt lớn về cách suy nghĩ giữa người Nhật và người nước ngoài liên quan đến việc tăng lương, hay thăng tiến. Từ lâu, người Nhật luôn chú trọng đến thâm niên (số năm kinh nghiệm làm việc) nhiều hơn hiệu quả mang lại.

Tuy nhiên, ở nhiều nước, hệ thống khen thưởng dựa trên thành tích đã phổ biến từ lâu. Người nước ngoài có xu hướng nhảy việc thường xuyên để tìm kiếm mức lương tốt hơn hoặc nơi họ có thể học hỏi kỹ năng mới. Vì vậy, việc cải tiến hệ thống khen thưởng là cần thiết, nếu công ty không muốn những tài năng nước ngoài sớm rời bỏ mình.

Tuân thủ quy định pháp luật

Ngoài Đạo luật về mức lương tối thiểu, công ty cũng cần tuân thủ Đạo luật tiêu chuẩn lao động, Đạo luật an toàn và sức khỏe công nghiệp, bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động,…

Bên cạnh đó, một số quy định chỉ áp dụng khi tuyển dụng người nước ngoài (mà không áp dụng với người Nhật), hoặc khi làm việc trong ngành nghề nào đó. Do đó, trước tiên, công ty phải có kiến thức vững chắc về luật pháp.

Nếu tuyển sai người, hoặc thiết kế các điều kiện làm việc (như giờ làm việc, ngày nghỉ,…) không phù hợp, bạn có thể bị phạt tiền/tù.

Việc tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật Bản cần tuân thủ đúng quy định

Việc tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật Bản cần tuân thủ đúng quy định

Giao tiếp nhiều hơn với người nước ngoài

Có lẽ, giao tiếp là rào cản lớn nhất khiến người nước ngoài khó hòa nhập tại nơi làm việc. Để giữ chân nhân sự lâu dài, bên cạnh những hỗ trợ cuộc sống (như nhà ở, phương tiện di chuyển,…), việc tâm sự với nhân viên có thể giúp họ bớt lo lắng.

Mặt khác, môi trường làm việc gắn kết đòi hỏi sự tương tác giữa nhiều bên. Hãy cố gắng tổ chức đa dạng sự kiện nội bộ để thúc đẩy mối quan hệ đa quốc tịch, giữa các nhân viên.

Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa

Mỗi nước đều mang bản sắc văn hóa riêng. Đôi khi những hành động mà người nước ngoài cảm thấy bình thường, lại có thể khiến người Nhật khó chịu.

Ví dụ, việc chào hỏi người khác, hoặc báo cáo, hỏi ý kiến có thể không phổ biến ở một số quốc gia. Tuy nhiên, thay vì khó chịu, hãy cởi mở với điều này, và kiên nhẫn hướng dẫn họ những nguyên tắc khi làm việc trong môi trường kinh doanh tại Nhật.

Lời kết

Hiện nay, những vấn đề như lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt, rào cản giao tiếp,… khiến việc tuyển dụng lao động nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Trong khi, thực trạng thiếu hụt nhân lực vẫn ngày càng trầm trọng ở Nhật.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hiểu biết về Pháp luật của người sử dụng lao động, cũng như một số tư tưởng cũ chưa được xóa bỏ. Do đó, để tận dụng tốt nguồn lao động nước ngoài, điều quan trọng nhất là phải xây dựng hệ thống tiếp nhận phù hợp trong công ty.

Share on: