Quy định đối với du học sinh khi làm thêm tại Nhật Bản

Quy định đối với du học sinh khi làm thêm tại Nhật Bản

Quy định đối với du học sinh khi làm thêm tại Nhật Bản

Nhiều du học sinh Nhật Bản muốn tìm một công việc làm thêm để có thêm thu nhập nhằm trang trải học phí và chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu làm thêm mà không tuân thủ đúng luật có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng cư trú. Tệ hơn là du học sinh còn bị trục xuất và cấm nhập cảnh tại Nhật Bản trong nhiều năm liên tiếp.

Tìm hiểu những quy định đối với du học sinh Nhật Bản làm thêm

Vì vậy, bài viết này đã tổng hợp các thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu những quy định phức tạp đối với du học sinh Nhật Bản làm thêm. Cùng mình tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Du học sinh Nhật Bản làm thêm cần lưu ý những gì?

Giới hạn thời gian làm việc

Theo quy định, du học sinh tại Nhật chỉ được phép đi làm thêm tối đa 28 giờ và có một ngày nghỉ hợp pháp mỗi tuần. Vậy nên, thời gian thực tế là 28 giờ trong vòng 6 ngày.

Việc hạn chế giờ làm nhằm đảm bảo các bạn sinh viên quốc tế không để các hoạt động bên lề ảnh hưởng đến việc học tại trường, mà vốn là mục đích chính của việc du học.

Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ khi các cơ sở giáo dục hay trường học đang trong kỳ nghỉ. Theo Luật tiêu chuẩn lao động áp dụng tại Nhật Bản, du học sinh được phép làm việc tối đa 8 giờ/ngày (tối đa 40 giờ mỗi tuần) vào những dịp nghỉ hè hoặc nghỉ đông kéo dài.

Quy định về nơi làm việc

Ngoài những hạn chế về thời gian làm thêm, sinh viên nước ngoài bị cấm làm việc tại những địa điểm kinh doanh sản phẩm/dịch vụ “giải trí dành cho người lớn”. Cụ thể, đó là những nơi như quán rượu, quán bar đèn mờ, khu vui chơi giải trí (“game center” thường thấy tại trung tâm thương mại), cơ sở cung cấp trò chơi mạt chược,..

Du học sinh có thể làm những việc không liên quan đến “giải trí dành cho người lớn”

Du học sinh không thể làm việc trong những ngành nghề này bất kể tính chất công việc là gì. Ngay cả phụ bếp, dọn dẹp hay phát khăn cũng bị cấm.

Hình phạt dành cho du học sinh Nhật Bản làm thêm quá giờ 

Cả người sử dụng lao động và người lao động đều có thể bị phạt nếu không tuân thủ quy định về loại công việc, và giới hạn thời gian làm việc. Hoặc người lao động làm những công việc không nằm trong phạm vi cho phép theo tình trạng cư trú của bản thân.

Cụ thể, nếu du học sinh không tuân thủ các quy định trên, thì sẽ bị xem là “vi phạm pháp luật”. Có khả năng du học sinh sẽ không thể gia hạn, thay đổi thị thực, hoặc bị trục xuất khỏi nước và mất quyền nhập cảnh vào Nhật Bản trong 5 năm tiếp theo. Thực tế đã có nhiều du học sinh bị trục xuất, và tình trạng cư trú của du học sinh đang bị siết chặt.

Ngoài ra, những doanh nghiệp thuê du học sinh vi phạm các quy định trên, có thể bị buộc tội tạo điều kiện và thúc đẩy các cơ hội việc làm bất hợp pháp. Ngay cả khi chủ doanh nghiệp không nhận ra những gì họ đang làm là vi phạm pháp luật, họ vẫn có thể bị phạt tù lên đến 3 năm, phạt tiền lên đến 3 triệu yên hoặc cả hai.

Du học sinh cần giấy phép gì để đi làm thêm ở Nhật?

Tất cả du học sinh tại Nhật Bản đều được cấp một thẻ cư trú, có nêu rõ tư cách lưu trú “sinh viên”. Thông thường, những nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu du học sinh xuất trình thẻ cư trú trong quá trình phỏng vấn để kiểm tra xem thí sinh có đủ điều kiện lao động hay không.

Kiểm tra thẻ cư trú để xác nhận xem có đủ điều kiện làm thêm không

Nếu một sinh viên đủ điều kiện đi làm thêm, mặt sau của thẻ cư trú sẽ ghi rõ “được phép tham gia các hoạt động khác với hoạt động cho phép theo tình trạng cư trú”. Tuy nhiên, “được phép” đề cập ở đây chỉ là có thể làm việc bán thời gian. Về nguyên tắc, du học sinh vẫn chỉ được làm việc trong vòng 28 giờ mỗi tuần và không tham gia vào hoạt động kinh doanh giải trí dành cho người lớn.

Những sinh viên nước ngoài bị hạn chế làm việc có thể nộp đơn xin phép cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Mức lương trung bình của du học sinh từ công việc bán thời gian là bao nhiêu?

Theo một khảo sát tại Nhật Bản, khoảng 81,8% sinh viên quốc tế được trả mức lương theo giờ từ 800 yên đến dưới 1200 yên khi làm thêm bán thời gian. Ngoài ra, ngay cả cùng một vị trí làm việc, mức lương cho các ca làm việc khuya thường cao hơn giờ làm vào ban ngày. Những du học sinh muốn tăng thu nhập nhanh chóng thường chọn công việc làm thêm vào cuối ngày.

Khi làm thêm tại Nhật, du học sinh nên lưu ý rằng có một số người sử dụng lao động có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật của bạn để trả mức lương thấp hơn lương tối thiểu. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đi làm thêm.

Luật lương tối thiểu đối với du học sinh tại Nhật

Luật tiền lương tối thiểu áp dụng bình đẳng cho cả người Nhật và sinh viên nước ngoài làm việc bán thời gian. Theo đó, có hai loại lương tối thiểu: lương tối thiểu theo vùng, thay đổi theo tỉnh và lương tối thiểu được quy định cho các ngành cụ thể.

Luật lương tối thiểu cũng áp dụng cho du học sinh tại Nhật Bản

Mức lương tối thiểu theo vùng có thể cao hơn ở khu vực thành thị, và thấp hơn ở khu vực nông thôn hay khu dân cư. Trong khi đó, các ngành như ngành thép, và sản xuất linh kiện điện tử đòi hỏi mức tiền lương cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng. Nếu áp dụng hai mức lương tối thiểu, mức lương cao hơn sẽ được trả. Vì vậy, lời khuyên là kiểm tra kỹ hợp đồng lao động của bạn khi làm việc bán thời gian trong một ngành cụ thể.

Khấu trừ thuế thu nhập

Về cơ bản, thuế thu nhập của bạn được khấu trừ như cư dân Nhật Bản. Tuy nhiên, có những trường hợp miễn thuế được áp dụng tùy thuộc vào quốc gia xuất xứ của du học sinh. Những quốc gia được miễn thuế là những nước đã ký kết hiệp định thuế với Nhật Bản, như Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Bạn có thể tham khảo các công việc du học sinh thường làm tại đây

Share on: