Thực tập sinh có thể thay đổi tư cách lưu trú sau khi kết hôn không?

Thực tập sinh có thể thay đổi tư cách lưu trú sau khi kết hôn không?

Thực tập sinh có thể thay đổi tư cách lưu trú sau khi kết hôn không?

Chương trình thực tập sinh kỹ năng thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Và trong suốt thời gian này, bạn không được phép thay đổi công việc, trừ trường hợp như công ty phá sản hoặc bạn chuyển từ tư cách thực tập sinh số 2 sang số 3.

Vậy quy định này có khác biệt khi thực tập sinh nước ngoài kết hôn với người Nhật hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Thủ tục kết hôn với người Nhật khá phức tạp với diện thực tập sinh

Thủ tục kết hôn với người Nhật khá phức tạp với diện thực tập sinh

Rào cản của thực tập sinh khi muốn kết hôn với người Nhật

Số lượng người nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản theo diện thực tập sinh ngày càng tăng. Điều này cũng dẫn đến việc tăng số lượng các cuộc hôn nhân giữa người Nhật và người nước ngoài.

Lúc này, tư cách lưu trú là một vấn đề gây “đau đầu” bởi vì việc chuyển đổi sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do:

Không phù hợp với mục đích của hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng

Vốn dĩ mục đích ban đầu của chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng là chuyển giao kiến thức công nghệ, kỹ thuật của Nhật cho các nước đang phát triển. Do đó, thực tập sinh cần học hỏi thật tốt và trở về nước, đóng góp cho quê hương.

Mặc dù việc yêu đương, lập gia đình là tự do cá nhân, nhưng trong hoàn cảnh của một thực tập sinh, thì nguyện vọng chuyển đổi tư cách lưu trú sang “vợ/chồng của công dân Nhật Bản” (技能実習) sẽ không phù hợp với khuôn khổ chương trình, và cũng không được cho phép.

Không thể thay đổi tư cách lưu trú trong thời hạn hợp đồng

Gần đây, thực trạng thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn do điều kiện làm việc khắc nghiệt ở Nhật diễn ra khá thường xuyên. Do đó, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra kỹ hơn khi bạn muốn thay đổi tư cách lưu trú. Đặc biệt, việc chuyển đổi tư cách lưu trú trong thời hạn hợp đồng là vi phạm quy định.

Phải nhận được sự đồng ý của nghiệp đoàn

Như các bạn đã biết, nghiệp đoàn là bên trung gian, kết nối thực tập sinh và xí nghiệp/công ty. Họ không chỉ đại diện cho quyền lợi của người lao động, mà còn giám sát quá trình làm việc, nhằm đảm bảo thực tập sinh tuân thủ các quy định, điều khoản trong hợp đồng.

Do đó, khi muốn thay đổi tư cách lưu trú, bạn phải xin được giấy xác nhận đồng ý của nghiệp đoàn. Tuy nhiên, việc này cũng khá khó khăn, vì nó trái với mục đích chương trình. Đã có nhiều trường hợp nghiệp đoàn ràng buộc thực tập sinh không được kết hôn trong quá trình làm việc, từ trước khi sang Nhật.

Thực tập sinh kết hôn với người Nhật cần thông qua sự đồng ý của nghiệp đoàn

Thực tập sinh kết hôn với người Nhật cần thông qua sự đồng ý của nghiệp đoàn

Làm sao để thực tập sinh xin được visa diện vợ/chồng người Nhật?

Dù khó khăn, nhưng không phải không thể. Nếu thực hiện đúng thủ tục theo một trong hai lộ trình sau, bạn có thể chuyển từ tư cách lưu trú thực tập sinh sang diện vợ/chồng của người Nhật.

Trở về nước và nộp đơn xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện

Đây là cách dễ thành công nhất, nhưng cũng mất nhiều thời gian nhất. Trước tiên, bạn cần hoàn thành chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng. Sau đó, hãy trở về nước và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để xin cấp visa mới, cho phép bạn quay lại Nhật.

Các bước cụ thể như sau:

  • Làm thủ tục đăng ký kết hôn

Để đăng ký kết hôn, có hai trường hợp xảy ra:

  • Công dân người Nhật nộp hồ sơ đăng ký ở Nhật trước, sau đó ở nước ngoài
  • Công dân người Nhật đăng ký kết hôn ở nước ngoài trước, sau đó ở Nhật

Nếu người nước ngoài đã cư trú tại Nhật Bản thì việc đăng ký kết hôn ở Nhật Bản trước tiên thường dễ dàng hơn.

  • Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện

Lưu ý: Nên đợi một khoảng thời gian trước khi trở lại Nhật. Trong lúc đó, bạn cần thu thập đủ các giấy tờ cần thiết (kể cả giấy đăng ký kết hôn), và nộp đơn xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện từ Cục quản lý xuất nhập cảnh.

  • Nộp đơn xin thị thực

Khi đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện, người nước ngoài có thể nộp đơn xin visa tại đại sứ quán Nhật Bản ở quê nhà.

  • Nhập cảnh Nhật Bản

Với hộ chiếu và visa hợp lệ, người nước ngoài có thể sang Nhật và sống hạnh phúc với bạn đời người Nhật. Lúc này, tư cách lưu trú của bạn là 技能実習.

Visa kết hôn với người Nhật - 技能実習

Visa kết hôn với người Nhật – 技能実習

Xin chuyển đổi tư cách lưu trú khi còn lưu trú ở Nhật Bản

Mặc dù, cách này giúp tránh mất thời gian, nhưng tỷ lệ thành công không cao, trừ những trường hợp ngoại lệ như bạn (nửa kia của bạn) đã mang thai hoặc sinh con. Lúc này, người nước ngoài có thể được cấp tư cách lưu trú mới vì lý do nhân đạo.

Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị 2 giấy tờ sau trước khi nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh:

  • Thư xác nhận đồng ý từ nghiệp đoàn quản lý và công ty đào tạo
  • Giấy tờ chứng minh việc mang thai hoặc sổ tay sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Các trường hợp khác thường khó được xem xét khi muốn chuyển từ tư cách thực tập sinh sang diện vợ/chồng của người Nhật. Điều quan trọng ở đây là phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản từ nghiệp đoàn hoặc công ty đào tạo. Nhưng bạn nên chuẩn bị lý do hợp lý để giải thích.

Lưu ý: Ngay cả khi bạn đã có thời gian hẹn hò khá dài, từ trước khi tham gia chương trình, nhưng bạn vẫn sẽ bị nghi ngờ là “kết hôn giả”, nếu đột ngột xin thay đổi tư cách lưu trú.

Lời kết

Kết hôn là quyền cơ bản, không chỉ của thực tập sinh kỹ năng, mà còn của bất cứ ai bất kể quốc tịch. Tuy nhiên, với thực tập sinh kỹ năng, các thủ tục đăng ký kết hôn hay chuyển đổi tư cách lưu trú, phải phù hợp với mục đích ban đầu khi tham gia chương trình. Do đó, hãy nghiên cứu và tích lũy kiến thức từ bây giờ để thực hiện đúng nhé!

Share on: