Bật mí phương pháp nghe hiểu tiếng Nhật 2024

Bật mí phương pháp nghe hiểu tiếng Nhật 2024

Bật mí phương pháp nghe hiểu tiếng Nhật 2024

Luyện nghe hiểu tiếng Nhật là một trong các kỹ năng vô cùng khó khăn và dễ khiến người học bị nản lòng. Do đó, để có thể giao tiếp tiếng Nhật tốt thì phải có phương pháp tập luyện hiệu quả.

Vì sao rất khó để luyện nghe hiểu tiếng Nhật?

Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó học

Một trong số những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó tiếp thu tiếng Nhật vì vốn dĩ ngôn ngữ này đã rất khó học. Ngay cả khi sử dụng tiếng Nhật hàng ngày, bạn cũng có thể gặp khó khăn khi diễn giải ý nghĩa của một cụm từ hoặc một câu nào đó mà bản thân nghe được.

Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó học

Theo dữ liệu do Văn phòng Dịch vụ Ngoại giao Hoa Kỳ tổng hợp, tiếng Nhật được xếp vào loại “ngôn ngữ cực kỳ khó học” cùng với tiếng Ả Rập và tiếng Hàn. Trong. “Khảo sát về nhận thức của người nước ngoài tại Nhật Bản về tiếng Nhật”  do Cục Văn hóa thực hiện, chỉ có 20% những người được hỏi cho rằng họ tự tin nghe hiểu tiếng Nhật và sử dụng ngôn ngữ này một cách linh hoạt. Kết quả cho thấy rất nhiều người nước ngoài gặp khó khăn khi học tiếng của người Nhật Bản.

Bỏ sót chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ

Trong tiếng Nhật, chủ ngữ và tân ngữ thường có xu hướng bị lược bỏ. Ví dụ, khi kiểm tra lịch trình cho ngày hôm sau, nếu có ai đó hỏi “明日の予定は?” (Kế hoạch cho ngày mai của bạn là gì?) thì đó là điều bình thường khi ở Nhật Bản. Nhưng thực tế, câu gốc của câu hỏi này lại rất dài “(あなたは)明日、予定が(あいていますか)?”. Có thể thấy, vị ngữ và tân ngữ đã bị lược bỏ. Điều này gây khó khăn cho những người bắt đầu luyện nghe hiểu tiếng Nhật vì dễ bị mất phương hướng và không hiểu được vấn đề khi một số câu nói bị lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ.

Một số câu nói dài và phức tạp

Các câu nói dài gây khó khăn trong việc nghe hiểu tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, rất nhiều câu nói dài trở nên phức tạp khi chứa các liên từ. Ví dụ, bạn nghe một người khác hỏi muốn tìm đường đến một địa điểm nào đó: “Aまで行きたいのですが、どうやって行けばいいですか?” sẽ cảm thấy câu hỏi rất dài đúng không nào? Đây chính là một trong những lý do khiến việc nghe hiểu tiếng Nhật trở nên khó khăn. Trong khi đó, câu hỏi trên có thể rút gọn lại thành “Aまで行きたいです。行き方を教えてください”, tuy ngắn hơn nhưng cũng có thể khiến người nghe chưa thể hiểu được nghĩa nhanh chóng.

Tiếng Nhật có nhiều cụm từ đặc trưng và mơ hồ

Ngoài những lý do kể trên, người Nhật còn có rất nhiều các cụm từ đặc trưng, tiếng lóng hoặc những từ với nghĩa mơ hồ. Ví dụ khi một câu có nhiều từ tượng thanh, kính ngữ, các tiểu từ (て・に・を・は) – (te・ni・wo・ha) như  “dokidoki suru’” – ドキドキする hay “Pittari kuttsuku” – ピッタリくっつくsẽ khiến câu nói hoặc đoạn văn trở nên khó hiểu.

Bí quyết luyện nghe hiểu tiếng Nhật

Nếu muốn trau dồi kỹ năng luyện nghe của bản thân, hãy thử áp dụng các bí quyết dưới đây nhé!

Luyện nghe những gì bạn muốn 

Nghe những chủ đề mình yêu thích bằng tiếng Nhật

Phương pháp này nghe có vẻ không đúng lắm nhưng tiếng Nhật không khô cứng như môn Toán mà cũng chẳng mượt mà như môn Văn. Vì vậy, người học có thể hoàn toàn thoải mái luyện nghe hiểu tiếng Nhật theo những gì mà bản thân muốn. Chẳng hạn đối với những bạn nữ thì thích nghe những bài nói về thời trang, làm đẹp, du lịch và nghệ thuật. Những chủ đề này làm tăng sự thích thú đối với việc luyện nghe, giúp thời gian học tập trở nên thú vị và tăng cường tính hiệu quả của việc rèn luyện.

Luyện nghe thường xuyên

Thật khó để có được kỹ năng nghe tiếng Nhật đỉnh cao mà không cần phải dành quá nhiều thời gian tập luyện. Nếu muốn có một khởi đầu tốt, các bạn nên nghe những bài đơn giản dễ hiểu và có nhịp điệu chậm rãi. Nhiều người thường bỏ qua những bài tập đơn giản bởi vì nghĩ rằng các bài đó quá dễ để học. Trên thực tế, việc luyện nghe các bài đơn giản giúp các bạn duy trì thói quen lắng nghe tiếng Nhật thường xuyên và có thể tìm hiểu về cách phát âm, giọng điệu, cách nhấn nhá của người bản xứ.

Luyện nghe hiểu tiếng Nhật hiệu quả từ phim, bài hát

Có một phương pháp học tập tiếng Nhật dễ dàng và hiệu quả, “học như chơi” chính là khi bạn nghe tiếng Nhật từ các bộ phim và bài hát. Có thể bạn sẽ bị mất tập trung khi theo dõi các tình tiết của bộ phim và không học được nhiều từ vựng nhưng đây lại là cách học rất tốt để bạn luyện kỹ năng nghe âm điệu, ngữ điệu. Ngoài ra, bạn cũng sẽ học được một số kiến thức bổ ích khác trong tiếng Nhật giao tiếp thực tế nữa đấy.

Tham khảo các bước luyện nghe hiểu tiếng Nhật

Luyện nghe tiếng Nhật qua các bước

Hãy thử thực hiện các bước hướng dẫn mà Minna no Tokugi giới thiệu dưới đây để nâng cao khả năng nghe của bản thân nhé!

  • Bước 1: Luyện nghe hai lần

Khi tập luyện nghe hiểu tiếng Nhật, hãy nghe 2 lần và trả lời các câu hỏi có trong sách. Trong đó, lần nghe đầu tiên bạn sẽ dùng khi chọn đáp án; lần thứ nghe nghe lại và kiểm tra xem có muốn đổi lại câu trả lời hay không. Sau khi có kết quả, người học sẽ biết được khả năng nghe đúng của mình nắm được tới đâu để có hướng cải thiện.

  • Bước 2: Kiểm tra toàn bộ nội dung bài luyện nghe tiếng Nhật

Ở bước này, bạn hãy kiểm tra đáp án, đọc và nắm bắt toàn bộ nội dung bài nghe.

  • Bước 3: Nghe 2 lần bài và không nhìn phụ đề

Người học nghe đi nghe lại 2 lần nhưng không nhìn phụ đề để đánh giá xem bản thân có thể nghe được bao nhiêu phần trăm của nội dung bài văn. Nếu kỹ năng nghe hiểu tiếng Nhật của bạn đã tốt thì có thể rút lại thành 1 lần nghe.

  • Bước 4: Nghe 2 lần bài có nhìn phụ đề

Tương tự như bước 3, các bạn sẽ nghe lại bài nghe 2 lần nhưng hãy nhìn theo phụ đề. Với bước này, người học cần tập trung nghe những từ khó, những từ có thể bị biến âm hoặc những từ vựng bạn mới nghe lần đầu mà từ nãy tới giờ vẫn chưa nghe được. Bên cạnh đó, hãy ghi lại từ vựng mới để hiểu ý nghĩa, cách đọc và cách sử dụng của từ.

  • Bước 5: Nghe lại bài và nói theo

Mục đích của bước 5 là luyện phát âm và ngữ điệu giống như cách người Nhật nói chuyện. Vì thế, bạn chỉ cần vừa nghe vừa nhìn phụ đề để nói theo băng (lặp lại hai lần bước này).

  • Bước 6: Nói theo băng nhưng không nhìn phụ đề

Hãy đột phá kỹ của bạn ở bước cuối cùng bằng cách nghe theo băng và nói theo giọng điệu của người Nhật nhưng không cần nhìn phụ đề. Mục đích của 2 lần nghe và nói theo này cũng là để luyện giọng nhưng vì không nhìn vào phụ đề nên phản xạ của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều so với ở bước 5.

Tóm lại, một đoạn hội thoại nên nghe 10 lần và tốn khoảng 15 phút tùy thời lượng của bài nghe. Không tốn quá nhiều thời gian để nắm bắt được toàn bộ cuộc hội thoại, nghe hiểu tiếng Nhật trong câu chuyện và luyện nói giọng chuẩn của người bản xứ. Hãy bắt tay vào thực hiện 6 bước luyện nghe này để phát triển kỹ năng bạn nhé!

Kết luận

Đối với những người nước ngoài học tiếng Nhật, việc nghe hiểu tiếng Nhật Bản không phải là chuyện dễ dàng để có thể học trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi học tập, hãy cố gắng luyện nghe nhiều hơn, chăm chỉ nghe băng đĩa, video ca nhạc, trò chuyện cùng người Nhật bản xứ để tăng vốn hiểu biết và kỹ năng nghe của bản thân. Đọc thêm các bài viết khác để biết nhiều hơn về tiếng Nhật nhé!

Share on: