Có bao nhiêu cấp trình độ tiếng Nhật? Điểm thi đánh giá thực lực

Có bao nhiêu cấp trình độ tiếng Nhật? Điểm thi đánh giá thực lực

Có bao nhiêu cấp trình độ tiếng Nhật? Điểm thi đánh giá thực lực

Ngôn ngữ tiếng Nhật đang dần phổ biến và trở thành ngôn ngữ giao tiếp giúp nhiều người trẻ Việt Nam mở rộng cơ hội học tập và phát triển sự nghiệp của bản thân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về các cấp trình độ tiếng Nhật để các bạn hiểu hơn về kì thi đánh giá năng lực nhé!

JLPT nghĩa là gì?

Trong tiếng Nhật, kỳ thi đánh giá năng lực JLPT được viết là Nihongo Nouryoku Shiken (日本語能力試験), còn tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test. Thi JLPT nhằm đánh giá khả năng về từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật của người dự thi. Kỳ thi đánh giá và kiểm tra năng lực của người học, bao gồm 5 cấp trình độ tiếng Nhật.

Về lịch sử kỳ thi năng lực JLPT

JLPT được chính thức công bố lần đầu tiên vào năm 1984 bởi Quỹ Nhật Bản” (Japan Foundation) và “Cơ quan trao đổi và dịch vụ giáo dục Nhật Bản” (Japan Educational Exchanges and Services) với mục tiêu tìm kiếm những người có khả năng học tập và làm việc ở môi trường Nhật Bản mà không phải người Nhật.

Thi JLPT đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cả học tập, làm việc và giao tiếp. Ngoài ra, việc đạt thành tích cao và đạt cấp trình độ tiếng Nhật giúp mức lương ổn định và có cơ hội thăng tiến trong công việc. Tại Nhật Bản, thi JLPT là một trong các yêu cầu cơ bản để tuyển dụng người lao động nước ngoài. Vì thế, những người muốn làm việc tại Nhật đều phải học hỏi ngôn ngữ của người Nhật và vượt qua các bài thi kiểm tra trong kỳ thi JLPT.

Vượt qua kì thi JLPT là yêu cầu cơ bản để có cơ hội làm việc tại Nhật

Vượt qua kì thi JLPT là yêu cầu cơ bản để có cơ hội làm việc tại Nhật

Thi JLPT yêu cầu cấp trình độ tiếng Nhật như thế nào?

Rất nhiều trường học và công ty tại Nhật Bản yêu cầu người học, người lao động phải có chứng chỉ JLPT. Tùy thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của từng cơ quan mà bạn cần phải có cấp trình độ tiếng Nhật N1 hoặc N2, tức là khả năng sử dụng tiếng Nhật thành thạo. Tuy thi chứng chỉ JLPT không phải yếu tố bắt buộc để bạn xin việc thành công nhưng nó lại rất quan trọng vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn biết trình độ tiếng Nhật của bạn như thế nào. Do đó, chứng chỉ JLPT đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điểm nhấn trong CV của bạn khi đứng trước nhà tuyển dụng.

Một số trường đại học và trường nghề cũng yêu cầu cấp trình độ tiếng Nhật nhất định. Vì thế mà rất nhiều người lựa chọn học tiếng Nhật và trải qua bài thi JLPT trước khi đến Nhật du học. Khoảng 27% người tham dự thi JLPT sử dụng kết quả thi cho mục đích học tập. Số đông còn lại dành cho mục tiêu lao động và định cư lâu năm tại Nhật Bản. Ngoài ra, nhiều người chỉ thi để đánh giá khả năng học ngoại ngữ của bản thân.

Các cấp trình độ tiếng Nhật từ N5 đến N1

JLPT gồm 5 cấp độ đánh giá khả năng học của người học về từ vựng, ngữ pháp, nghe hiểu và đọc hiểu. Các cấp trình độ tiếng Nhật xét từ thấp đến cao là N5 – N4 – N3 – N2 – N1.

Xét cấp trình độ tiếng Nhật

Xét cấp trình độ tiếng Nhật

Cấp độ N5

Đây là cấp độ thấp nhất, bài thi N5 sẽ bao gồm các phần: từ vựng – ngữ pháp, đọc hiểu và nghe hiểu. Giữa mỗi phần thi kỹ năng sẽ có khoảng nghỉ ngắn. Thí sinh muốn đạt cấp trình độ tiếng Nhật N5 cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản nhất của tiếng Nhật là chữ cái hiragana (ひらがな), katakana (カタカナ) và một số chữ kanji (漢字) đơn giản.

Bên cạnh đó, bạn cần phải nắm được các tính từ và động từ cơ bản để hiểu các tình huống mô tả bởi tranh ảnh, sau đó chọn từ phù hợp với nội dung trong bài thi JLPT. Ngoài ra, trợ từ cũng là bài học cần thiết để đạt cấp độ N5 dễ dàng, đây được xem là một trong các phần khó nhất của tiếng Nhật. Hơn nữa, học thêm từ đồng nghĩa và cách sắp xếp câu đơn giản để vượt qua kỳ thi JLPT ở cấp độ N5.

Đối với phần nghe hiểu, người học phải nghe hiểu những cuộc hội thoại đời sống hàng ngày như giới thiệu bản thân, lớp học, môi trường sống,… Thông thường, những cuộc hội thoại này rất ngắn, được nói rất chậm và phát âm chuẩn nên bản chỉ cần tập trung nghe là có thể chọn hình ảnh và đáp án chính xác.

Để vượt qua kỳ thi, thí sinh cần phải đạt điểm kiến thức ngôn ngữ và đọc hiểu trên 38 điểm, phần nghe hiểu trên 19 điểm.

N4

Tương tự như cấp trình độ tiếng Nhật N5, JLPT N4 cũng bao gồm 3 phần thi kỹ năng là từ vựng – ngữ pháp, đọc hiểu và nghe hiểu. Cấp độ này đánh giá khả năng sử dụng tiếng Nhật trong các bài hội thoại cơ bản nhưng yêu cầu cao hơn chứ không chỉ là những câu chào đơn giản như “Hajimemashite (はじめまし) – Rất vui được gặp bạn” dùng khi lần đầu gặp.

Nhìn chung, từ và câu trong đề thi N4 vẫn khá đơn giản, chỉ riêng phần ngữ pháp sẽ phức tạp hơn một chút. Để vượt qua kỳ thi JLPT N4 thì thí sinh cần biết nhiều hơn các cặp từ đồng nghĩa và các câu đối thoại trong cuộc sống thường ngày. Về phần nghe hiểu cũng tương tự với cấp trình độ tiếng Nhật N5 nhưng đoạn hội thoại sẽ dài hơn. Cấp độ N4 yêu cầu tổng điểm các phần thi kỹ năng là trên 90 điểm.

Thi JLPT cấp độ N3

Chăm chỉ học tiếng Nhật để vượt qua kì thi JLPT

Chăm chỉ học tiếng Nhật để vượt qua kì thi JLPT

N3 là cấp độ trung bình trong 5 cấp trình độ tiếng Nhật và cũng gồm có 3 phần tương tự như N4 và N5 nhưng yêu cầu tổng điểm trên 95 điểm. Vì thế, ở cấp độ này, bài thi JLPT yêu cầu người thi phải biết nhiều câu thành ngữ và các cụm từ được người Nhật sử dụng thường xuyên trong các câu chuyện thường ngày.

Đối với phần đọc hiểu, thí sinh không chỉ đơn giản tìm thông tin và chọn đáp án đúng mà phải biết cách tóm tắt và đọc hiểu thông tin trong đề thi để tìm ra câu trả lời chính xác. Ở bài nghe hiểu, tốc độ của cuộc hội thoại sẽ nhanh hơn một chút và gần với tiếng Nhật bản ngữ hơn.

Cấp trình độ tiếng Nhật N2

Cấp độ N2 trong kỳ thi JLPT so với cấp trình độ N3 là sự thay đổi khác biệt khi độ khó tăng lên đáng kể. Bài thi gồm có các phần thi kỹ năng là từ vựng – ngữ pháp, đọc hiểu và nghe hiểu. Trong đó, bạn có 105 phút để hoàn thành phần đọc hiểu và 50 phút để tìm câu trả lời cho phần nghe hiểu.

N2 là cấp trình độ tiếng Nhật ở mức tối thiểu để có thể sử dụng tiếng Nhật trong kinh doanh. Vì thế mà trình độ này khó hơn nhiều so với N3 – trình độ tập trung vào giao tiếp tiếng Nhật. Để vượt qua kỳ thi JLPT N2, người học sẽ cần thời gian ôn luyện gấp đôi so với người thi N3.

Đối với phần Kanji, thí sinh sẽ phải lựa chọn một đáp án đúng trong số 4 phương án được đưa ra (rất dễ gây nhầm lẫn nếu như người học chỉ nhớ các chữ Hán một cách mơ hồ). Đoạn văn đọc hiểu cũng dài hơn và bạn sẽ cần trau dồi kỹ năng so sánh hai đoạn văn và tóm tắt các đoạn văn dài sao cho vẫn đủ ý và tập trung vào từ khóa. Cả hai phần đọc hiểu và nghe hiểu đều liên quan đến công việc và lĩnh vực kinh doanh nhiều hơn so với các cấp độ trước. Nếu đạt tổng điểm trên 90, bạn sẽ sở hữu bằng cấp trình độ tiếng Nhật N2.

N1 – Cấp trình độ tiếng Nhật khó nhất

N1 yêu cầu khả năng sử dụng tiếng Nhật linh hoạt

N1 yêu cầu kỹ năng sử dụng tiếng Nhật cao và có độ khó nhất trong 5 cấp độ thi của đề JLPT, yêu cầu tổng điểm phải từ 100 điểm trở lên. Thậm chí đến người Nhật bản xứ cũng phải kêu than rằng đề thi này gây khó khăn cho họ.

Bài thi kiểm tra cấp trình độ tiếng Nhật N1 gồm có phần từ vựng, đọc hiểu trong 110 phút và phần nghe hiểu là 60 phút. Đối với phần từ vựng và phần đọc hiểu, đề thi tập trung kiểm tra kiến thức chữ Kanji cũng như phân biệt các từ đồng nghĩa, cách sử dụng ngữ pháp và khả năng đọc hiểu các thông tin có trên báo, tờ rơi,…

Phần nghe hiểu diễn ra khá nhanh chóng vì tốc độ người nói là người Nhật bản ngữ. Hơn nữa, rất nhiều thông tin xuất hiện trong bài nghe nên thí sinh phải tập trung để lắng nghe và sắp xếp câu trả lời. N1 là cấp độ khó nhất nên nhất định bạn phải trau dồi kỹ năng hiểu từ vựng và đọc nhiều thông tin từ các chủ đề khác nhau như chính trị, vấn đề xã hội và môi trường, cuộc sống hàng ngày v.v để đạt điểm cao trong bài thi này.

Kết luận

Bài viết hôm nay đã giới thiệu những thông tin cơ bản về các cấp trình độ tiếng Nhật trong kỳ thi đánh giá năng lực JLPT. Yêu cầu về điểm số, các phần thi và kỹ năng cần có để vượt qua bài thi đều đã được cung cấp đầy đủ, hy vọng các bạn đang có nhu cầu học tiếng Nhật có thể hiểu hơn về kỳ thi này. Đồng thời, nhanh chóng nâng cao kỹ năng và kiến thức để học ngôn ngữ chuyên sâu hơn nữa, phục vụ cho việc học, việc làm khi tới Nhật Bản.

Xem thêm các bài viết liên quan đến tiếng nhật tại đây

Share on: