/ 
Có gì đặc biệt ở ngôi chùa cầu an nổi tiếng – Nakayama-dera?

Có gì đặc biệt ở ngôi chùa cầu an nổi tiếng – Nakayama-dera?

Có gì đặc biệt ở ngôi chùa cầu an nổi tiếng – Nakayama-dera?

Thu hút đông đảo du khách ghé thăm vào mùa xuân, chùa Nakayama-dera nổi tiếng là điểm ngắm hoa theo mùa. Nào hoa anh đào, hoa tử đằng trắng, hoa sen, hoa mận,… đua nhau khoe sắc. Nhưng với nhiều người dân Nhật Bản, ngôi chùa có ý nghĩa linh thiêng hơn. Đây là nơi họ đến để cầu nguyện cho một đứa trẻ chào đời an toàn và khỏe mạnh.

Nakayama-dera là nơi linh thiêng để cầu nguyện cho việc sinh nở

Mỗi phong tục thường gắn liền với một truyền thuyết ly kỳ. Câu chuyện về sự ra đời của chùa Nakayama-dera chính là ví dụ như thế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá lịch sử thú vị của điểm đến thứ 24 trên tuyến đường hành hương Saigoku Kannon.

Lịch sử của chùa Nakayama-dera

Tọa lạc tại thành phố Takarazuka, vùng Kinki, Nhật Bản, chùa Nakayama-dera là điểm đến thứ 24 trong số 33 ngôi đền trên tuyến đường hành hương Saigoku Kannon. Có nguồn gốc từ hơn 1300 năm trước, Saigoku Kannon uốn lượn qua 1000 km dọc miền tây xinh đẹp của Nhật Bản, đưa những người đi bộ đến cả vùng nông thôn và thành thị.

Từ xưa đến nay, khi ai đó mong muốn chữa lành nỗi đau bên trong, họ thể hiện bằng quyết tâm hoàn thành cuộc hành hương Saigoku Kannon. Cũng bởi mỗi ngôi đền linh thiêng trên đường đi đều gắn liền với truyền thuyết về phép màu, về sự giải thoát con người khỏi nỗi đau thể xác, tinh thần và tâm hồn.

Nakayama-dera là điểm đến thứ 24 của cuộc hành hương Saigoku Kannon

Từ ngôi đền trấn yểm…

Vào thế kỷ thứ 6, đạo Phật mới được du nhập đến Nhật Bản nhưng triều đình đã chia làm 2 phe. Một bên là dòng họ Soga chủ trương ủng hộ, và phía ra sức phản đối là dòng họ Mononobe. Khi cuộc nội chiến lên đến đỉnh điểm, Mononobe no Moriya đã đốt cháy những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Nhật Bản và ném những bức tượng Phật, xuống các kênh rạch thuộc thành phố Naniwa (nay là Osaka).

Nhưng Mononobe no Moriya đã nhanh chóng bị giết và gia tộc Soga giành chiến thắng. Theo truyền thuyết, Mononobe no Moriya sau đó hóa thành linh hồn giận dữ, quay lại cản trở thái tử Shotoku, con trai thứ hai của Thiên hoàng Yomei và đồng thời là người thuộc dòng dõi Soga khi xây dựng chùa Shitenno-ji. Trong sự quẫn trí, thái tử Sh dẫn lối về một nơi ở phía otoku đã cầu nguyện và được hoàng hậu Oshisaka no Ōnakatsuhime (大中姫)Bắc, có những đám mây tím tụ lại. Đó chính là địa điểm Shotoku xây dựng chùa Nakayama-dera nhằm xoa dịu và khiến linh hồn giận dữ của Moriya biến mất.

Một truyền thuyết khác cũng kể rằng ngôi mộ cổ Hakuchōzuka Kofun, nằm trong khuôn viên chùa Nakayama-dera là nơi an nghỉ cuối cùng của hoàng hậu Ōnakatsuhime, vợ của Thiên hoàng thứ 14 Chuai. Sau khi bà qua đời, hai người con trai của bà cũng chết thảm trong cuộc tranh giành quyền kế vị. Vì vậy, chùa Nakayama-dera được thành lập để tưởng nhớ bà và hai người con.

…Đến nơi cầu an linh thiêng

Nhiều người mẹ đến chùa vào ngày Inu no Hi

Không phải tự nhiên mà nhiều bậc cha mẹ đến chùa Nakayama-dera để khẩn cầu những vấn đề về con cái. Từ xa xưa, người dân Nhật Bản đã lan truyền nhiều câu chuyện thụ thai hy hữu. Chẳng hạn như, lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi đã đến đây cầu nguyện khi bước vào độ tuổi 60. Sau đó, vợ ông, Yodo-dono, bất ngờ mang thai và sinh được con trai Hideyori.

Đến giữa thế kỷ 19, Nakayama Yoshiko đã cầu nguyện tại chùa Nakayama-dera và được đền đáp bằng sự ra đời an toàn của một bé trai kháu khỉnh, người lớn lên trở thành Thiên hoàng Minh Trị. Do đó, ngôi đền trở nên gắn bó mật thiết với Hoàng đế Minh Trị.

Truyền thống cổ xưa cho rằng ngày tốt nhất để bắt đầu đeo hara-obi (đai bà bầu) là vào ngày Inu no Hi (nghĩa đen là “ngày con chó”). Theo lịch Nhật Bản, sẽ có ít nhất 2 Inu no Hi mỗi tháng, thậm chí một số tháng có thể có đến 3 ngày Inu no Hi.

Nhiều bà mẹ tương lai đến thăm chùa vào ngày này để được tặng một chiếc hara-obi may mắn. Đó là 10 mét vải trắng mà phụ nữ Nhật Bản ngày xưa thường quấn quanh bụng khi mang thai. Đối với những người không thể trực tiếp đến thăm chùa, các sư thầy tại Nakayama-dera có thể trì chú và gửi cho họ một ofuda (bùa hộ mệnh) đã được ban phước qua đường bưu điện.

Ý nghĩa đặc biệt gắn liền với cuộc hành hương Saigoku Kannon

Năm Yoro thứ 2 (718), Tokudo Shonin, người sáng lập chùa Hasedera (tọa lạc tại thành phố Yamato ngày nay) đã nhận được một ấn tín cùng lời sấm truyền từ Vua Enma (Diêm Vương). Theo đó, vị vua địa ngục nói rằng: “Nhiều người bị đày xuống địa ngục vì những điều xấu xa họ gây ra trong suốt cuộc đời”. Do đó, ông muốn Tokudo Shonin hãy truyền bá tấm lòng từ bi của Bồ tát Kannon (Quan âm) cho con người và khuyến khích họ tích lũy công đức thông qua việc viếng thăm những địa điểm linh thiêng thờ Kannon.

Hakuchōzuka Kofun, nơi cất chiếc rương có ấn tín

Sau đó, Tokudo đã cất ấn tín vào một chiếc rương đá, đặt trong ngôi mộ Hakuchōzuka Kofun, tọa lạc tại chùa Nakayama-dera. Đồng thời, cố gắng truyền bá cuộc hành hương Kannon, nhưng không hiệu quả. Cho đến 270 năm sau, dưới thời kỳ Heian, Thiên hoàng Kazan đã tìm thấy con dấu năm nào trong chiếc rương đá. Hoàng đế quyết định hồi sinh cuộc hành hương Saigoku Kannon bằng cách viếng thăm 33 ngôi đền. Và Nakayama-dera là ngôi đền thứ 24 trong số đó. Tại mỗi địa điểm linh thiêng, ông đều viết một bài thơ ca ngợi.

Lời kết

Bên cạnh những truyền thuyết ly kỳ, chùa Nakayama-dera còn có nhiều điều thú vị để khám phá. Những người đến đây thường thích thưởng thức món cơm nắm hasu gohan được hấp và gói bằng lá sen. Hoặc bạn có thể dành thời gian để xem bức tượng Kannon Bosatsu mười một mặt có từ thời Heian. Sảnh chính của Nakayama-dera cũng rất sặc sỡ với những hình trang trí cầu kỳ trên tường. Có thể nói nơi đây hội tụ những nét văn hóa tâm linh nổi bật của Nhật Bản.

Bạn có thể tham khảo thêm một địa điểm khác mang đậm văn hóa Nhật bản tại đây


Chuyển việc tại Nhật đã có Minna No Tokugi

Share on: