Xu hướng tuyển dụng người lao động nước ngoài tại Nhật Bản

Xu hướng tuyển dụng người lao động nước ngoài tại Nhật Bản

Xu hướng tuyển dụng người lao động nước ngoài tại Nhật Bản

Vào những năm 1990, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản đã phải đối mặt với việc thiếu hụt lao động trong các ngành 3K (Kitsui – vất vả, Kitanai – bẩn, Kiken – nguy hiểm). Để giải quyết thực trạng trên, Chính phủ Nhật phải mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người nước ngoài dưới danh nghĩa “thực tập sinh/tu nghiệp sinh”.

Tuy nhiên, qua nhiều năm, hình thức tuyển dụng này không còn được ủng hộ vì không đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, thậm chí làm nảy sinh xung đột trong xã hội.

Xu hướng tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật Bản đã thay đổi

Xu hướng tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật Bản đã thay đổi

Vậy xu hướng tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật Bản đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? Cùng Minna No Tokugi tìm hiểu nhé!

Nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở Nhật

Hai nguyên nhân chính gây ra sự thiếu hụt lao động tại Nhật Bản là tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa. Theo Cục thống kê, tổng dân số của Nhật Bản hiện nay khoảng 124,31 triệu người, giảm 600.000 người (tương đương 0.48%) so với cùng thời điểm này vào năm ngoái.

Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) là hơn 74 triệu người (tính đến ngày 01/06/2023), giảm khoảng 251.000 người (tương đương 0,34%).

Nếu những con số này vẫn tiếp tục giảm, thì trong tương lai gần, nhiều công ty vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Do đó, giải pháp tốt nhất là tích cực thu hút nguồn lao động nước ngoài để bù đắp. Đồng thời, một số công ty cũng xem xét đến việc mở rộng kinh doanh ra các nước lân cận.

Số lượng lao động nước ngoài tăng lên ở Nhật

Theo “Bản tóm tắt về tình trạng việc làm của người nước ngoài” được công bố hồi tháng 1 năm 2023 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lượng lao động nước ngoài ở nước này đã đạt mức cao kỷ lục, lên đến 1,82 triệu người. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2007.

Xét theo quốc tịch

Số lượng người lao động Việt Nam là 462.384 người, chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 25,4%) trong tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản. Tiếp theo là Trung Quốc với 385.848 người (21,2%) và Philippines với 206.050 (11,3%).

Số lượng người nước ngoài ở Nhật Bản ngày càng tăng

Số lượng người nước ngoài ở Nhật Bản ngày càng tăng

Xét theo ngành

Tại Nhật Bản, ngành sản xuất có số lượng lao động nước ngoài lớn nhất, với 485.128 người. Tiếp theo là ngành dịch vụ với 295.700 người, ngành bán lẻ với 237.928 người và ngành nhà hàng – khách sạn – du lịch với 208.981 người.

Nhận thức của doanh nghiệp

Những số liệu ấn tượng trên chính là thành quả từ quá trình tuyển dụng người nước ngoài liên tục của các công ty Nhật Bản trong những năm gần đây.  Khảo sát “nhận thức của doanh nghiệp và thực trạng lao động nước ngoài” của Viện nghiên cứu Persol vào tháng 09/2019 đã chỉ ra có đến 73,7% công ty được hỏi nói rằng họ sẽ tăng cường tuyển dụng nhân viên toàn thời gian.

Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển nhân viên bán thời gian, thực tập sinh kỹ thuật cũng ngày càng tăng vì thiếu lao động trẻ, và nhiều địa điểm kinh doanh không đáp ứng đủ lượng khách du lịch đến Nhật Bản,…

Chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài

Hiện nay, có tổng cộng 29 loại tư cách lưu trú cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Trong đó phổ biến nhất là tư cách lưu trú “Thực tập sinh kỹ thuật” và “Lao động có kỹ năng đặc định”.

  • Thực tập sinh kỹ năng

Về bản chất, chương trình thực tập sinh kỹ năng ra đời nhằm đóng góp quốc tế bằng cách chuyển giao kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản cho các nước đang phát triển.

Do đó, tư cách lưu trú thực tập sinh không phục vụ cho mục đích làm việc. Người lao động chỉ được phép đảm nhận 159 công việc trong 87 ngành nghề, và không thể chuyển đổi công việc trong suốt thời gian đào tạo (3 hoặc 5 năm).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trường hợp thực tập sinh bị buộc phải làm việc liên tục hàng giờ với mức lương thấp và bị bạo lực ở nơi làm việc, nên quy định không cho phép chuyển việc đã gây ra nhiều tranh cãi.

Điều đó buộc chính phủ Nhật phải cân nhắc giữa việc xóa bỏ và sửa đổi cách hoạt động của chương trình. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này nhé!

Nhật Bản bỏ chương trình thực tập sinh: Có hay không?

Nhật Bản bỏ chương trình thực tập sinh: Có hay không?

  • Lao động có kỹ năng đặc định

Tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định” (Tokutei Ginou) chỉ được cấp cho những người lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng cụ thể, sau khi vượt qua kỳ thi chứng chỉ Tokutei trong ngành muốn làm việc và bài kiểm tra năng lực tiếng Nhật JLPT.

Ưu điểm của hình thức làm việc theo diện kỹ năng đặc định là:

  • Thời gian lưu trú dài (Tokutei Ginou 1: tối đa 5 năm, Tokutei Ginou 2: không giới hạn);
  • Nhiều đơn hàng tuyển liên tục;
  • Mức lương như người bản xứ.

Khó khăn trong giao tiếp tiếng Nhật

Một trong những khó khăn của người lao động nước ngoài tại Nhật hiện nay là việc thích nghi về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo. Có rất nhiều điều mới mẻ và khác biệt, khiến cả người Nhật và người nước ngoài cảm thấy không thoải mái.

Theo “Phân tích việc tuyển dụng lao động nước ngoài của các công ty” do Văn phòng Nội các (内閣府政策統括官) biên soạn vào năm 2019, có đến 29,5% công ty Nhật nhận xét lao động nước ngoài của họ gặp khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Nhật.

Điều này cũng đặt ra thách thức cho các công ty Nhật Bản để cải thiện việc giao tiếp với người nước ngoài, và nâng cao tỷ lệ giữ chân nhân viên.

Quy định của pháp luật về điều kiện làm việc

Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động của Nhật quy định các công ty phải áp dụng điều kiện làm việc cho người lao động nước ngoài giống như người Nhật. Ví dụ:

  • Mức lương của người lao động phải tuân thủ mức lương tối thiểu do pháp luật quy định;
  • Công ty phải trả lương làm thêm giờ;
  • Công ty phải kiểm tra thẻ cư trú của người lao động trước khi thuê họ, để đảm bảo họ không phải là lao động bất hợp pháp, hoặc tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác mà tư cách lưu trú không cho phép.

Ngay cả khi người lao động chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn quy định, người sử dụng lao động vẫn có thể bị phạt phạt tù tới 3 năm, hoặc phạt tiền lên tới 3 triệu Yên.

Kết luận

Số lượng người lao động nước ngoài ngày càng tăng tại Nhật Bản cũng đặt ra nhiều thách thức lớn phải giải quyết cho các công ty như: xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh theo quy định pháp luật, hay tăng cường việc giao tiếp với người nước ngoài.

Để giữ chân nhân viên và phát triển bền vững, các công ty Nhật Bản cần đảm bảo các điều khoản hợp đồng có lợi cho người nước ngoài, cũng như khuyến khích nhân viên trao đổi, tiếp thu văn hóa mới thường xuyên.

Đọc thêm các bài viết hữu ích khác tại Minna No Tokugi nhé!

Share on: