/ 
Văn hóa giao thông Nhật Bản: Những điều cần lưu ý

Văn hóa giao thông Nhật Bản: Những điều cần lưu ý

Văn hóa giao thông Nhật Bản: Những điều cần lưu ý

Có thể nói các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, hay Yokohama là trung tâm kinh tế và văn hóa sôi động nhất Nhật Bản. Vậy nên dễ hiểu khi mật độ dân cư ở đây có thể lên đến hàng triệu người và hệ thống giao thông lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Nhưng điều đáng nói là giao thông ở Nhật rất trật tự.

Làm quen với văn hóa giao thông Nhật Bản

Nếu đã quen với cảnh chen lấn đường ở Việt Nam, bạn có thể thấy ngạc nhiên, và không biết cách thích nghi. Vậy làm sao để tham gia giao thông tại Nhật Bản đúng cách? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về các quy tắc cần tuân thủ.

Những điều cần biết về văn hóa giao thông Nhật Bản

Di chuyển bên trái

Tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông di chuyển bên trái đường, và người đi bộ sẽ đi bên phải. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các phương tiện bốn bánh như xe hơi, sẽ thiết kế ghế ngồi tài xế bên phải để phù hợp với hướng di chuyển. Đây là điểm trái ngược so với Việt Nam.

Hạn chế bấm còi

Văn hoá giao thông ở Nhật Bản thường không phổ biến việc bấm còi, vì họ cho rằng đó là hành động hiện sự tức giận hoặc thất vọng, mà vốn không phù hợp với cách ứng xử lịch sự thường thấy của người Nhật.

Nhưng bạn sẽ bấm còi trong trường hợp cần cảnh báo hoặc trong tình huống khẩn cấp, nguy hiểm, chẳng hạn như để tránh tai nạn.

Ưu tiên cho người đi bộ

Văn hóa giao thông ở Nhật Bản đặt ưu tiên cao nhất cho người đi bộ. Nếu bạn đang lái xe và thấy người đi bộ sang đường, bạn nên dừng lại để nhường họ.

Sử dụng dây an toàn 

Việc sử dụng dây an toàn là bắt buộc khi ngồi trong xe hơi ở Nhật Bản. Điều này áp dụng cho tất cả các ghế trong xe, bao gồm cả ghế sau. Việc không sử dụng dây an toàn có thể bị phạt và đó là hành vi vi phạm luật giao thông tại Nhật Bản.

Dừng lại khi có đèn đỏ

Nếu như nhiều quốc gia, kể cả Việt Nam cho phép rẽ phải khi có đèn đỏ, thì trong văn hoá giao thông của Nhật Bản, rẽ phải hoặc rẽ trái khi có đèn đỏ đều là vi phạm luật giao thông.

Dừng đèn đỏ khi tham gia giao thông tại Nhật Bản

Sử dụng đèn xi nhan

Việc sử dụng đèn xi nhan rất quan trọng và nghiêm ngặt tại Nhật Bản. Người lái xe phải nháy đèn xi nhan trước ít nhất 3 giây, khi muốn chuyển làn đường, rẽ phải hoặc rẽ trái, và thậm chí ngay cả khi muốn dừng lại, đỗ xe bên đường.

Xếp hàng và lịch sự trên các phương tiện công cộng

Để lên các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt,.. bạn phải xếp hàng ngay ngắn, đợi người trên tàu/xe buýt xuống trước, sau đó bạn mới lên theo thứ tự. Lưu ý không nói chuyện to tiếng, hút thuốc, và tránh ăn uống khi ở trên tàu/xe buýt.

Quy tắc tham gia giao thông tại Nhật Bản bạn nên biết

Quy tắc tham gia giao thông tại Nhật Bản áp dụng khác nhau đối với từng đối tượng, cụ thể như sau:

Đối với người đi bộ

  • Đi trên vỉa hè: Người đi bộ luôn phải đi trên vỉa hè ở những nơi có vỉa hè. Trường hợp không có, bạn đi bộ phía bên phải đường.
  • Tuân thủ theo đèn tín hiệu giao thông: Ở các cột đèn giao thông, thường có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ. Theo quy định, bạn chỉ được phép bắt đầu băng qua đường khi đèn tín hiệu chuyển xanh.
  • Băng qua đường: Hãy sang đường trên các vạch kẻ dành cho người đi bộ. Nhớ chú ý quan sát để đảm bảo không có xe gần đó hoặc xe đã dừng lại nhường đường. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận các xe rẽ trái hoặc rẽ phải.
  • Tuân thủ biển báo giao thông: Trong trường hợp không có đèn tín hiệu, người đi bộ cần tuân thủ biển báo giao thông trên mặt đường hoặc các biển báo chỉ đường.
  • Nếu ra ngoài vào ban đêm: Bạn nên mặc áo phản quang hoặc màu sáng.

Người đi bộ khi tham gia giao thông tại Nhật Bản

Đối với người đi xe đạp/xe máy

Thực tế, ở Nhật Bản cũng từng xảy ra khá nhiều vụ tai nạn liên quan đến xe đạp. Do đó, dù sử dụng xe máy hay xe đạp, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Đối với xe đạp:

Xe đạp đi sát mép đường bên trái và không được phép đi lên vỉa hè. Tuy nhiên, bạn có thể đi xe đạp trên vỉa hè trong các trường hợp ngoại lệ sau:

  • Đó là phần đường chung dành cho cả người đi xe đạp và đi bộ.
  • Trẻ em, người già trên 70 tuổi, hoặc người khuyết tật có thể đi xe đạp trên vỉa hè.
  • Nếu trên đường đi có xe đỗ bất hợp pháp, hoặc công trình xây dựng, việc đi lên vỉa hè có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, cần lưu ý thêm:

  • Xe đạp phải nhường đường cho người đi bộ trên vỉa hè.
  • Đi xe đạp không chở thêm người.
  • Không đi song song với xe khác.
  • Người sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) cũng bị cấm đi xe đạp ở Nhật.
  • Xe đạp phải bật đèn pha vào ban đêm.
  • Đi xe đạp thì không nghe điện thoại.
  • Cấm vừa đạp xe vừa che dù/ô.

Đối với xe máy:

Quy định dành cho người lái xe máy cũng tương tự người đi xe đạp. Cụ thể:

  • Không chở thêm người.
  • Tuân thủ đèn tín hiệu giao thông và biển báo.
  • Không sử dụng điện thoại khi đang lái xe.
  • Không lái xe khi đã sử dụng đồ uống có cồn.
  • Đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn giao thông.
  • Người đi xe đạp và xe máy đều cần đỗ xe ở đúng nơi quy định và không được đỗ xe ở nơi có biển báo cấm đỗ.

An toàn giao thông ở Nhật Bản dành cho xe đạp

Đối với người đi tàu điện/xe buýt

Vào những giờ cao điểm, các ga tàu hoặc trạm xe buýt sẽ rất đông đúc. Tuy nhiên, người Nhật không có thói quen chen lấn, ồn ào. Do đó, bạn cũng nên lưu ý những điều sau.

  • Xếp hàng khi đợi tàu điện hoặc xe buýt.
  • Không nói chuyện lớn tiếng hoặc gây ồn ào.
  • Khi lên tàu, bạn phải đợi người ở trên tàu xuống trước, sau đó mới lên theo thứ tự.
  • Đứng sang hai bên để nhường đường cho người trên tàu xuống.
  • Ở trên tàu, bạn hạn chế ăn uống, nói chuyện điện thoại, hay hút thuốc.
  • Nên nhường ghế cho đối tượng ưu tiên: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật.

Khi đi thang cuốn 

Ngay cả đi thang cuốn, hãy cư xử văn minh.

  • Không tụ tập ở hai đầu thang máy.
  • Xếp hàng và giữ khoảng cách với người khác khi lên thang máy.
  • Tránh việc chen lấn, xô đẩy khi sử dụng thang cuốn.
  • Không đứng thành hai hàng.
  • Tránh nói chuyện lớn tiếng.
  • Chú ý đến người xung quanh, đừng chỉ chăm chú vào điện thoại.
  • Di chuyển nhanh chóng khi xuống thang cuốn.

Tùy vào mỗi khu vực còn có “quy tắc bất thành văn” về việc đứng bên trái hay bên phải thang cuốn. Ví dụ, ở Tokyo, khi đi thang cuốn, mọi người thường đứng bên trái và nhường bên phải cho người có việc gấp cần đi lên/xuống.

Ngược lại, người dân ở  Osaka sẽ đứng ở phía bên phải, và phía bên trái dành cho người cần đi lên/xuống.

Nếu chưa biết đứng bên nào, bạn chỉ cần chú ý quan sát mọi người và làm theo.

Tham khảo thêm văn hóa ứng xử của người Nhật tại đây

Share on: