6 kinh nghiệm kỹ sư đi Nhật nhất định phải biết

6 kinh nghiệm kỹ sư đi Nhật nhất định phải biết

6 kinh nghiệm kỹ sư đi Nhật nhất định phải biết

Trước đây, khi nhắc đến xuất khẩu lao động, người ta thường nghĩ đến chương trình thực tập sinh kỹ năng hay tu nghiệp sinh Nhật Bản. Về bản chất, dù được hưởng lương cao, nhưng đây vẫn là một hình thức sang Nhật học nghề. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, người lao động phải trở về nước để đóng góp cho sự phát triển của quê hương mình.

Kinh nghiệm kỹ sư đi Nhật nhất định phải biết

Tuy nhiên, những người có trình độ chuyên môn, bằng cấp cao thường sẽ lựa chọn sang Nhật theo diện kỹ sư để được ở lại làm việc lâu (thậm chí suốt đời tại Nhật), và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn. Vậy có những kinh nghiệm nào cần biết nếu muốn tham gia chương trình kỹ sư đi Nhật? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết nhé!

  • Hiểu đúng về chương trình kỹ sư Nhật Bản

Chương trình kỹ sư Nhật Bản là hình thức xuất khẩu lao động chất lượng cao, dành cho người lao động đủ khả năng làm việc trong các ngành nghề đòi hỏi bằng cấp, kiến thức chuyên môn, và nhiều năm kinh nghiệm thực tế.

Do đó, lao động phổ thông không thể tham gia chương trình này.

  • Điều kiện để đi Nhật theo diện kỹ sư

Để sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư, trước tiên, người lao động phải đáp ứng 8 điều kiện cơ bản như sau:

  • Độ tuổi: Từ 22 đến 35 tuổi, nhưng một số đơn có thể nới lỏng tới 40 tuổi.
  • Ngoại hình: Nam từ 1m60 và 50kg trở lên; Nữ từ 1m50 và 45kg trở lên.
  • Sức khỏe: Tốt, không mắc bất kỳ bệnh nào thuộc nhóm 13 bệnh truyền nhiễm, cấm nhập cảnh Nhật Bản như viêm gan B, C, lao phổi,…
  • Đạo đức: Không có tiền án, tiền sự trước đó.
  • Học vấn: Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và đúng chuyên ngành làm việc.
  • Kinh nghiệm: Thường yêu cầu từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm.
  • Trình độ tiếng Nhật: Tối thiểu là N4 hoặc N3, nhưng một số đơn có thể không yêu cầu.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng vị trí, và đơn hàng khác nhau, người lao động có thể cần đáp ứng thêm các điều kiện khác về chuyên môn và kỹ năng (ví dụ như sử dụng thành thạo phần mềm AutoCAD, kỹ năng lập trình JavaScript,…)

  • Những ngành nghề làm việc của kỹ sư

Do thực trạng thiếu lao động trầm trọng tại Nhật Bản hiện nay, nên hầu hết mọi lĩnh vực đều có nhu cầu tuyển dụng các vị trí kỹ sư. Tham khảo những cơ hội việc làm kỹ sư trong mỗi ngành nghề sau đây:

  • Ngành xây dựng: Kỹ sư cầu đường, địa chất, giám sát xây dựng, hệ thống kỹ thuật công trình, môi trường đô thị, cơ khí xây dựng; Kiến trúc sư;…
  • Ngành cơ khí, chế tạo máy: Kỹ sư cơ khí điện tử, ô tô, máy xây dựng; Kỹ sư thiết kế kết cấu thép, chế tạo kim loại, thiết kế CAD, CAM;…
  • Ngành công nghệ thông tin: Lập trình viên; Chuyên gia phân tích hệ thống; Kỹ sư phần mềm, bảo mật, an ninh mạng;…
  • Ngành điện – điện tử: Kỹ sư điện tử công nghiệp, điều khiển tự động, viễn thông, điện dân dụng,…
  • Ngành nông nghiệp: Kỹ sư công nghệ sinh học, thủy sản, thú y, chăn nuôi, khoa học cây trồng,…
  • Ngành công nghệ thực phẩm: Nhân viên vận hành máy, thu mua, giám sát sản xuất; Kỹ thuật viên sản xuất;…

Công việc của kỹ sư đi Nhật

  • Những con đường sang Nhật theo diện kỹ sư

Có 3 cách thức phổ biến để sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư, bao gồm:

  1. Du học trường tiếng (trường Nhật ngữ) hoặc cao đẳng nghề (senmon) ở Nhật. Cách này có ưu điểm là bạn sẽ có thời gian để làm quen với cuộc sống mới và nâng cao trình độ tiếng Nhật trước, để dễ xin việc sau khi ra trường.
  2. Tham gia các đơn hàng kỹ sư thông qua công ty môi giới lao động. Nếu lựa chọn cách này, bạn nên lưu ý lựa chọn đơn vị uy tín, được cấp phép bởi nhà nước và đã có nhiều năm kinh nghiệm đưa kỹ sư sang Nhật. Hãy cảnh giác trước những công ty môi giới lừa đảo chiếm đoạt tiền phí của người lao động. Nếu bạn cần giới thiệu việc làm ở Nhật, liên hệ Minna No Tokugi để được tư vấn miễn phí nhé!
  3. Tham gia dự án hợp tác nhân lực Việt- Nhật. Cụ thể, công ty hoặc tổ chức ở Nhật sẽ liên kết với các trường Đại học tại Việt Nam và cung cấp khóa đào tạo tiếng Nhật cho sinh viên. Bên cạnh đó, họ sẽ tổ chức hội chợ việc làm để các nhà tuyển dụng Nhật Bản phỏng vấn trực tiếp các ứng viên tiềm năng.
  • Chuẩn bị chi phí sang Nhật

Hiện nay, chi phí đi Nhật diện kỹ sư trọn gói dao động từ 35 đến 71 triệu đồng (tương đương từ 1.500 đến 3.000 USD). Mức này có thể thay đổi tùy vào kinh nghiệm, trình độ học vấn, và năng lực tiếng Nhật của người lao động.

Các chi phí cụ thể bao gồm:

  • Khám sức khỏe;
  • Đào tạo tiếng Nhật;
  • Xin visa;
  • Vé máy bay;
  • Phí môi giới;
  • Phí dịch thuật;
  • Các chi phí khác.

Thủ tục cần chuẩn bị khi đi Nhật theo diện kỹ sư

  • Tuân thủ hợp đồng lao động

Khi có kết quả trúng tuyển, công ty tiếp nhận sẽ ký hợp đồng lao động với kỹ sư. Trên đó thường nêu rõ quy định về nhiệm vụ, thời gian làm việc, chế độ lương thưởng,… Một khi bạn đã đặt bút ký xác nhận, thì bạn phải có trách nhiệm tuân thủ đến cùng.

Đặc biệt, cần lưu ý: nếu kỹ sư về nước trước thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận, bạn sẽ phải bồi thường cho doanh nghiệp. Trong trường hợp bất khả kháng như bị bệnh nặng, nhà có tang,… bạn cần viết đơn xin phép và phải được sự đồng ý của công ty.

Kết luận

Có thể nói hành trình sang Nhật theo diện kỹ sư khá phức tạp, với nhiều yêu cầu, thủ tục giấy tờ. Đặc biệt, những người mới bắt đầu tìm hiểu càng có nhiều thắc mắc hơn nữa.

Trên đây chỉ là 6 kinh nghiệm kỹ sư đi Nhật cơ bản mà ai cũng nên biết. Để được tư vấn rõ ràng hơn, bạn liên hệ ngay Minna No Tokugi nhé!

Share on: