Tất cả những điều cần biết về công việc hộ lý tại Nhật Bản

Tất cả những điều cần biết về công việc hộ lý tại Nhật Bản

Tất cả những điều cần biết về công việc hộ lý tại Nhật Bản

Công việc hộ lý tại Nhật Bản được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm, do tuyển dụng thường xuyên, mức lương cao và công việc nhẹ nhàng, có sự hỗ trợ của máy móc. Tuy nhiên, ngành nghề này lại yêu cầu trình độ chuyên môn, bằng cấp và những kỹ năng mềm cơ bản như giao tiếp, báo cáo,…

Chương trình hộ lý – điều dưỡng đi nhật

Vậy liệu những nhiệm vụ của hộ lý có thật sự dễ dàng như lời đồn? Mời bạn tìm hiểu tất cả những điều cần biết về nghề hộ lý Nhật Bản trong bài viết nhé!

Nghề hộ lý Nhật Bản có được săn đón không?

Theo một nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Nhật Bản dự kiến sẽ cần thêm 4,19 triệu lao động nước ngoài vào năm 2030 và 6,74 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040. Hiện nay, tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng nhất đang diễn ra trong ngành hộ lý – điều dưỡng và xây dựng.

Riêng ngành hộ lý – điều dưỡng, dự báo đến năm 2025, xứ sở “hoa anh đào” sẽ cần đến 2,450,000 hộ lý (Kaigo) mới đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tỷ lệ người già cần chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng tại Nhật Bản. Mới đây, Chính phủ cho biết cứ 10 cư dân, thì có 1 người từ 80 tuổi trở lên.

Vậy nên, nếu bạn muốn sang Nhật làm hộ lý, thì đây chính là thời điểm thích hợp nhất. Số lượng đơn hàng hộ lý Nhật Bản với mức lương hấp dẫn ngày càng nhiều, nên bạn không cần lo sẽ không tìm được đơn hàng phù hợp đâu nhé! Liên hệ ngay Minna No Tokugi để chúng mình tư vấn giúp bạn.

Công việc hộ lý tại Nhật bao gồm những gì?

Nghề hộ lý Nhật Bản chủ yếu đảm nhiệm những công việc dưới đây:

  • Chăm sóc sinh hoạt hàng ngày cho người già/người bệnh: Nhiệm vụ bao gồm hỗ trợ bệnh nhân ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh, thay đồ, cho người bệnh đi ngủ,…
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Hộ lý sẽ quan sát và ghi chép lượng thức ăn được của người bệnh, các thông số cho thấy tình hình sức khỏe vào hồ sơ bệnh nhân, và thông báo cho bác sĩ điều trị trong trường hợp khẩn cấp,…
  • Hỗ trợ phục hồi cho người già/người bệnh: Tập thể dục, hướng dẫn bệnh nhân các động tác đi lại, phục hồi chức năng (xương khớp, cột sống,…) theo phác đồ điều trị và trò chuyện với bệnh nhân.
  • Sơ cứu cho bệnh nhân: Trong một số trường hợp khẩn cấp, hộ lý cần hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt, băng bó vết thương, đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế… và thông báo kịp thời cho bác sĩ để cấp cứu.
  • Dọn dẹp, vệ sinh dụng cụ y tế: Hộ lý cần dọn dẹp phòng, sắp xếp đồ đạc, tiêu độc, khử trùng các thiết bị, dụng cụ y tế,…
  • Các nhiệm vụ khác: Hộ lý có thể cần báo cáo tình trạng bệnh nhân với bác sĩ thường xuyên, phân bổ công việc cho hộ lý, và thực hiện các công việc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Làm hộ lý ở Nhật Bản là làm công việc gì?

Mức lương của nghề hộ lý ở Nhật

Với tiềm năng được “săn đón” như hiện nay, mức lương trung bình của nghề hộ lý ở Nhật có thể nói là thuộc nhóm cao nhất so với những ngành nghề xuất khẩu lao động khác. Cụ thể, lương dao động từ 150,000 Yên đến 190,000 Yên/tháng (tương đương 24,637,500 đến 31,207,500 VNĐ mỗi tháng).

Nếu làm thêm giờ hoặc làm ca đêm, người lao động còn được nhận thêm tiền tăng ca, và phụ cấp khá cao, được nghỉ lễ hàng năm, trợ cấp nhà ở,…

Con đường đi hộ lý Nhật Bản

Hiện nay, có 2 cách phổ biến để đi hộ lý Nhật Bản, bao gồm:

  • Đi theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) gọi tắt là EPA, chính thức có hiệu lực kể từ năm 2009. Theo đó, Nhật Bản và Việt Nam sẽ dành nhiều ưu đãi toàn diện cho nhau trong các lĩnh vực như thương mại dịch vụ, hàng hóa, tiếp nhận lao động đến làm việc,…

Nhờ có Hiệp định này, hơn 10 năm qua, đã có tổng cộng 1,543 ứng viên hộ lý/điều dưỡng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật thành công, và con số thống kê vẫn tiếp tục tăng lên.

Chương trình được quản lý bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nước ta. Để đăng ký tham gia, người lao động phải đáp ứng các điều kiện chính sau đây:

  • Tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa.
  • Độ tuổi: dưới 35 tuổi.
  • Sức khỏe: Tốt, không mắc một trong các bệnh cấm nhập cảnh Nhật Bản như viêm gan B, lao phổi, HIV,…
  • Không có tiền án, tiền sự.
  • Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  • Ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm ở vị trí hộ lý/điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng trong lúc chờ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).

Lộ trình cơ bản như sau:

  • Bước 1: Thi tuyển.
  • Bước 2: Tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh khoảng 1 năm. Yêu cầu phải đạt trình độ N3 của Kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật (JLPT) trở lên.
  • Bước 3: Kết nối với các bệnh viện/cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.
  • Bước 4: Hoàn tất các thủ tục giấy tờ.
  • Bước 5: Xuất cảnh sang Nhật Bản.

Đi Nhật ngành điều dưỡng – hộ lý theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

  • Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng

Bên cạnh chương trình của EPA, các ứng viên cũng có thể săn tìm những học bổng toàn phần ngành điều dưỡng do các tập đoàn y tế Nhật Bản cấp. Sau thời gian học 3 – 4 năm, bạn hoàn toàn có khả năng xin được việc làm tốt và ổn định tại Nhật Bản.

Ưu điểm lớn nhất của những học bổng này là miễn phí toàn bộ học phí cũng như việc lưu trú tại ký túc xá. Mặt khác, yêu cầu không quá cao: chỉ cần bạn tốt nghiệp THPT và tiếng Nhật từ N5 trở lên.

Kết luận:

Xu hướng đi Nhật làm hộ lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, công việc này lúc nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, và kiên nhẫn. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp của bạn phải tốt vì thường xuyên cần trao đổi, báo cáo với cấp trên, và trò chuyện với bệnh nhân.

Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ xem tính cách, năng lực của bản thân có phù hợp hay không trước khi ra quyết định. Để được tư vấn sâu hơn, bạn liên hệ  Minna No Tokugi nhé!

Share on: