Tìm việc shyu tại Nhật có khó không? Những bí quyết tìm việc hiệu quả

Tìm việc shyu tại Nhật có khó không? Những bí quyết tìm việc hiệu quả

Tìm việc shyu tại Nhật có khó không? Những bí quyết tìm việc hiệu quả

Làm sao để tìm được công việc toàn thời gian đầu tiên tại Nhật? là câu hỏi chung của rất nhiều bạn du học sinh nước ngoài. Trên thực tế, hơn 80% sinh viên người Nhật nhận được lời mời làm việc vào năm cuối đại học, khoảng 8 tháng trước khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, với du học sinh, quy trình tuyển dụng lại rất gắt, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cẩn thận về mọi mặt.

Cách tìm việc Shyu tại Nhật hiệu quả

Cách tìm việc Shyu tại Nhật hiệu quả

Đi Shyu là gì?

Đi Shyu là một cách nói của các bạn du học sinh Nhật Bản khi nhắc đến Hoạt động tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường. Cụm từ đúng và hoàn chỉnh là “shuushoku katsudou” 就職活動 (hoạt động tìm việc), được rút ngắn thành “shuukatsu” 就活 có nghĩa là tìm việc.

Ở Việt Nam hoặc các nước châu Âu, việc tuyển dụng diễn ra quanh năm, bất cứ khi nào cần thiết. Nhưng các công ty Nhật lại có lịch trình tuyển dụng sinh viên thống nhất, vào tháng 4 hàng năm. Đây cũng là thời điểm hàng loạt sinh viên từ các trường semon, đại học vừa tốt nghiệp và bắt đầu gia nhập thị trường lao động.

Thuật ngữ “tìm việc” tại Nhật rất đa dạng. Mỗi đối tượng có cách áp dụng riêng. Do đó, bạn cần phân biệt:

  • Shuukatsu katsudou (就活活動)/ Shuukatsu (就活): chỉ hoạt động tìm kiếm công việc đầu đời của sinh viên mới tốt nghiệp.
  • Tenshoku katsudou (転職活動)/ Tenshoku (転職): chỉ hoạt động chuyển việc giữa chừng của những người đã đi làm.

Chuẩn bị tìm việc Shyu tại Nhật như thế nào?

Đối với sinh viên đại học, mùa tuyển dụng bắt đầu từ tháng 3 của năm thứ 3. Nhưng các bạn nên chuẩn bị sớm, từ hè năm 3 (cuối tháng 6), tức là, 1.5 năm trước khi tốt nghiệp để tăng tỷ lệ thành công.

Dưới đây là các bước tìm việc cụ thể:

Phân tích bản thân (自己分析)

Sai lầm mà nhiều bạn mắc phải khi đi tìm việc là chưa biết mình muốn gì, mục tiêu công việc là gì nhưng đã rải đơn xin việc khắp nơi. Do đó, phân tích bản thân là bước quan trọng đầu tiên, giúp bạn tìm được công việc như ý nguyện.

Bạn có thể thử nhiều hoạt động để khám phá sở thích, điểm mạnh, điểm yếu,… Sau đó, xác định ngành nghề làm việc và vị trí phù hợp. Khi đưa những hoạt động này vào sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng cũng sẽ chú ý đến bạn hơn.

Tham khảo những cách phân tích bản thân bên dưới:

  • Sử dụng dịch vụ tư vấn nghề nghiệp miễn phí của Hello Work, Magic Career,… Còn nếu muốn sang Nhật diện Tokutei, thì bạn có thể gửi thông tin để Minna No Tokugi giới thiệu việc làm phù hợp nhé!
  • Làm trắc nghiệm tính cách MBTI, DISC, hoặc trắc nghiệm nghề nghiệp như Holland, MAPP Assessment,…
  • Dành thời gian cho các hoạt động theo sở thích như thiết kế, vẽ tranh, viết lách,…

Lưu ý: nhiều công ty lớn hiện nay cũng yêu cầu ứng viên làm bài thi đánh giá năng lực, tính cách sau khi vượt qua vòng nộp hồ sơ. Các bạn nên chuẩn bị nhé!

Thử làm các bài trắc nghiệm tính cách miễn phí

Thử làm các bài trắc nghiệm tính cách miễn phí

Nghiên cứu ngành, công ty, và vị trí công việc (業界・企業・職種研究)

Nghiên cứu ngành, công ty, và vị trí công việc bao gồm:

  • Nghiên cứu ngành: là việc tìm hiểu sự khác biệt giữa các lĩnh vực và loại hình kinh doanh (ví dụ: công ty sản xuất sẽ khác với công ty dịch vụ).
  • Nghiên cứu công ty: không chỉ là nghiên cứu những thông tin sẵn có trên website công ty hoặc phần giới thiệu trên các trang tìm việc, mà bạn còn phải biết được vị thế công ty trong ngành, các đối thủ cạnh tranh,…
  • Nghiên cứu công việc: hay nói cách khác là xem xét và làm rõ mô tả công việc. Bạn phải biết vị trí ứng tuyển yêu cầu kỹ năng gì, những khó khăn khi làm công việc này,…

Kết hợp các thông tin thu thập được và sở thích, điểm mạnh của bạn, thì có thể xác định được vị trí công việc cũng như công ty phù hợp.

Tìm việc làm 

Vào giai đoạn tháng 3, nhiều công ty sẽ đăng tin tuyển dụng lên mạng. 3 kênh tìm việc phổ biến cho sinh viên tại Nhật là: trang web của công ty, trang web tuyển dụng (như Rikunavi, Mynavi,…), hoặc hội chợ việc làm (合同説明会)/buổi giới thiệu công ty (個別説明会).

  • Buổi giới thiệu công ty: do một công ty riêng lẻ tổ chức, và mời những ứng viên quan tâm đến tham quan doanh nghiệp, tìm hiểu lịch sử phát triển,…
  • Hội chợ việc làm: thu hút nhiều gian hàng công ty tham gia. Những bạn chưa chắc chắn về ngành, công ty mà mình muốn ứng tuyển, có thể đi hội chợ để nghe các công ty khác nhau giới thiệu.
Hội chợ việc làm Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Hội chợ việc làm Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Nộp Entry Sheet 

Entry Sheet (tạm dịch là: Đơn xin việc/Sơ yếu lý lịch/CV) là giấy tờ không thể thiếu khi đi xin việc. Tùy từng công ty, họ có thể đưa mẫu cho bạn điền thông tin và nộp trực tuyến.

Đối với du học sinh, gửi Entry Sheet càng nhiều (khoảng trên 30 doanh nghiệp), thì càng dễ trúng tuyển hơn. Để viết được Entry Sheet ấn tượng, bạn nên tham khảo nhiều hướng dẫn/mẫu trên mạng, hoặc tham gia các khóa học viết Entry Sheet, sẽ có người sửa cho bạn.

4 câu hỏi điển hình mà hầu như các công ty sẽ hỏi và chúng ta nên chuẩn bị từ đầu là:

  • Giới thiệu bản thân (自己PR);
  • Đam mê của bạn khi còn là sinh viên (ガクチカ);
  • Một trải nghiệm thất bại của bạn (挫折経験);
  • Kinh nghiệm làm việc nhóm (チームワークの経験).

Luyện phỏng vấn

Thông thường, các công ty Nhật sẽ phỏng vấn 3 vòng với những người phỏng vấn khác nhau, nhằm đảm bảo tính công bằng trong đánh giá. Bạn sẽ lần lượt phỏng vấn với nhóm tuyển dụng, trưởng nhóm và cuối cùng là với người có chức vụ cao (chủ tịch hay giám đốc) trong công ty.

Ngay cả các bạn sinh viên người Nhật bản xứ cũng phải luyện tập nhiều để có tác phong nghiêm chỉnh, cách trả lời phỏng vấn lưu loát,… Do đó, nếu là du học sinh nước ngoài, bạn phải luyện tập chăm chỉ hơn nữa.

Nên bỏ ra 1 – 2 giờ mỗi ngày để luyện. Điều này cũng giúp bạn làm quen với áp lực, bớt run khi vào buổi phỏng vấn thật. Bạn có thể thử tập với bạn bè, hoặc tham gia các khóa học liên quan.

Lời kết

Trong bài viết này, Minna No Tokugi đã hướng dẫn bạn chi tiết các bước chuẩn bị khi đi tìm việc tại Nhật. Tuy nhiên, kết quả có đậu hay không còn phụ thuộc rất lớn vào cách bạn phân bổ thời gian cho từng đầu việc, năng lực, trải nghiệm, cũng như cố gắng của bạn.

Để vào được công ty lớn là hành trình không hề dễ dàng. Vậy nên hãy nuôi dưỡng ước mơ và nỗ lực không ngừng. Minna No Tokugi chúc bạn gặp nhiều may mắn và thành công.

Share on: