Tìm hiểu chi tiết về bảng chữ Katakana trong tiếng Nhật

Tìm hiểu chi tiết về bảng chữ Katakana trong tiếng Nhật

Tìm hiểu chi tiết về bảng chữ Katakana trong tiếng Nhật

Bởi vì bảng chữ Katakana có số lượng và cách phát âm giống hệt bảng chữ cái Hiragana. Vì thế mà người học tiếng Nhật có thể dễ dàng học bảng chữ cái mới nếu như đã nắm chắc chắn các kiến thức trọng tâm của loại “chữ mềm”.

Tìm hiểu về bảng chữ Katakana

Tìm hiểu chữ Katakana

Tìm hiểu chữ Katakana

Vì sao Katakana lại được gọi là kiểu chữ cứng và trở thành một trong các bộ chữ cái quan trọng của tiếng Nhật? Hãy đọc nội dung dưới đây của bài viết để hiểu sâu hơn nhé!

Katakana là kiểu chữ gì?

Bảng chữ này còn được gọi là “chữ cứng” trong tiếng Nhật và được gọi với cái tên khác là “Kana chắp vá”. Sở dĩ có tên gọi này là vì bảng chữ Katakana được tạo thành từ nhiều thành phần phức tạp của chữ Kanji. Bảng chữ cái được tạo bởi các chữ có nét thẳng, nét gấp khúc và nét cong, được xem là kiểu chữ viết đơn giản nhất trong số các bộ chữ của tiếng Nhật.

Nguồn gốc của bảng chữ cái Katakana

Bảng chữ cứng Katakana

Bảng chữ cứng Katakana

Katakana được người Nhật sáng tạo dựa trên chữ Kanji nhằm phiên âm những từ có nguồn gốc từ nước ngoài, không thuần túy và phổ biến ở Nhật và dùng làm biểu tượng cho các từ tượng thanh. Ngoài ra, chữ Katakana còn dùng để thể hiện tên của các quốc gia không thuộc vùng sử dụng của Hán ngữ và những tên động, thực vật (cũng có thể là đồ ăn).

Bên cạnh đó, bảng chữ Katakana còn xuất hiện trong các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật, đôi khi cũng có công ty ở Nhật viết bằng chữ này khi muốn nhấn mạnh vào từ nào đó. Trong văn học, Katakana thường dùng cho từ láy.

Đặc điểm của kiểu chữ Katakana

Tương tự như bảng chữ cái Hiragana, Katakana cũng gồm 46 chữ cái và có phương thức đọc khác nhau, chỉ có cách viết là khác biệt. Vì thế mà khi bắt đầu học tiếng Nhật, mọi người thường học chữ Hiragana trước khi học bảng chữ Katakana.

Khi tiếp xúc với kiểu chữ này, bạn sẽ nhận ra một điểm thú vị là Katakana có hai kiểu sắp xếp thứ tự: kiểu sắp xếp cổ iroha và kiểu thường dùng thịnh hành gojuon. Do đó, đừng tỏ ra quá bất ngờ nếu như bắt gặp các kiểu sắp xếp chữ khi học về bảng chữ cái Katakana nhé!

Những thông tin quan trọng về Katakana

Để học tập về bảng chữ Katakana, các bạn cần chú ý đến những kiến thức mà Mintoku Work đề cập dưới đây.

Bảng chữ cái Katakana cơ bản

Katakana là một trong ba bảng chữ cái tiếng Nhật mà mọi người nhất định phải học. Trong đó, chữ cái Hiragana là cơ bản nhất, tiếp đến là Katakana và cuối cùng là chữ Kanji vô cùng phức tạp với số lượng từ ngữ lên đến hàng nghìn. Việc học 3 bảng chữ cái này rất quan trọng và là điều kiện bắt buộc để học các phần kiến thức khác trong những bài học tiếng Nhật tiếp theo.

Âm đọc của bảng chữ Katakana

Nguyên tắc đọc bảng chữ cái Katakana tương tự như với cách đọc chữ Hiragana. Vì thế mà sẽ rất dễ dàng để học cách phát âm “chữ cứng” khi bạn đã có kiến thức nền tảng của cách đọc  “chữ mềm” trước đó.

Bảng âm ghép

Bảng chữ Katakana – Romaji

Bảng chữ Katakana – Romaji

Với hàng chữ nguyên âm đầu tiên:

  • ア(a) được phát âm giống với chữ “a”.
  • イ (i) có cách đọc tương tự như cách phiên âm, giống như cách đọc chữ “i” của người Việt chúng ta.
  • ウ(u) viết phiên âm (chữ Romaji) là “u” nhưng khi đọc phải đọc là “ư”, cách đọc chính xác là nằm ở khoảng giữa của “u” và “ư”, nhưng nếu chưa thực sự thành thạo thì bạn có thể đọc “ư” cũng tạm được.
  • エ(e) phiên âm là “e” nhưng phải đọc là “ê”.
  • Nguyên âm オ(o) phiên âm là “o” nhưng sẽ đọc là “ô”.

Với các hàng phụ âm tiếp theo, các bạn chỉ cần ghép với hàng nguyên âm đầu:

  • Hàng “k” ta được: カ (ka) – キ(ki) – ク (ku) – ケ (ke) – コ (ko)
  • Hàng “s” ta có: サ (sa) – シ (shi) – ス (su) – セ (se) – ソ (so)
  • Hàng “t”:  kết hợp với nguyên âm: タ (ta) – チ (chi) – ツ (tsu) – テ (te) – ト (to). Lưu ý, phát âm hai chữ テ(te), ト(to) lần lượt là “tha” và “tho”
  • Ở hàng “n”, ta có ナ (na) – ニ (ni) – ヌ (nu) – ネ (ne) – ノ(no)
  • Ở hàng “h”, ta có: ハ (ha) – ヒ (hi) – フ (fu) – ヘ (he) – ホ (ho)
  • Với hàng “m” là: マ(ma) – ミ (mi) – ム (mu) – メ (me) – モ (mo)
  • Ở hàng “y”, ta có: ヤ (ya) – ユ (yu) – ヨ (yo)
  • Hàng “r” ta được: ラ (ra) – リ (ri) – ル (ru) – レ (re) – ロ (ro)
  • Nhóm từ cuối cùng là hàng “w” ワ (wa) – ヲ (wo)  và phụ âm ン (n)

Viết chữ Katakana như thế nào?

Các nét chữ trong bảng chữ Katakana được hình thành từ những nét cong, nét thẳng và nét gấp khúc, thứ tự viết hướng từ trái qua phải và từ trên xuống dưới, viết các nét ngang trước rồi mới viết nét dọc. Tuy nhiên cũng có một số chữ có cách viết ngoại lệ, không sử dụng nguyên tắc này.

Mẹo học hiệu quả và nhớ lâu bảng chữ Katakana 

Mẹo học bảng chữ Katakana qua hình ảnh

Giống với bảng chữ Hiragana, Katakana cũng có thể áp dụng các phương pháp mà bạn cảm thấy áp dụng hiệu quả để xử lý bảng chữ mềm. Tuy nhiên, khi học chữ Katakana thì sẽ nhớ nhanh và dễ dàng hơn do 2 bảng chữ cái này có sự giống nhau về âm tiết, cách đọc và số lượng chữ cái.

Rèn luyện viết chữ hàng ngày

Đây là phương pháp học truyền thống mà rất nhiều người áp dụng trong quá trình học bất cứ loại ngôn ngữ nào, không ngoại trừ việc học bảng chữ Katakana. Việc viết đi viết lại nhiều lần các chữ cái vừa giúp bạn luyện viết chữ đẹp, vừa dễ dàng ghi nhớ mặt chữ và ý nghĩa của từng từ. Tuy phương pháp học đơn giản nhưng hiệu quả đem đến lại cao. Vì vậy, hãy chăm chỉ rèn luyện viết chữ với tinh thần học tập cao độ để gặt hái thành công nhé!

Học bảng chữ cái Katakana qua hình ảnh

Việc học chữ qua hình ảnh sẽ sinh động và bắt mắt hơn, nhờ vậy mà tăng khả năng ghi nhớ của người học. Hãy in các chữ viết Katakana kèm theo hình ảnh và dán quanh góc học tập hoặc lưu vào điện thoại để có thể nhìn thấy bất cứ lúc nào. Như vậy, các bạn sẽ nhận diện và học thuộc chữ nhanh hơn mà không cảm thấy nhàm chán.

Học cách phát âm

Đây là phương pháp học tập gần gũi với người Việt học tiếng Nhật. Theo đó, các bạn cần chuẩn bị bảng chữ Katakana có kèm theo âm Hán Việt. Mỗi lần đọc chữ Katakana thì nhìn theo âm Hán Việt và ngược lại, sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Với phương pháp học này, bạn sẽ dễ dàng học hơn vì âm tiếng Việt quen thuộc và có tính ứng dụng cao khi đọc văn bản.

Khi đã có kiến thức căn bản, hãy luyện tập phát âm bằng việc học các bài hát, đọc các đoạn văn ngắn hoặc các bài báo nhỏ viết về các vấn đề của cuộc sống để luyện nói nhé! Điều này vừa giúp bạn học tập chữ Katakana, vừa trau dồi thêm nhiều kiến thức khác về cuộc sống.

Học đi đôi với hành

Hãy học tập bảng chữ Katakana mọi lúc mọi mọi nơi bằng phương pháp liên tưởng, luyện tập và học cùng bạn bè, nói chuyện với người thân hoặc người Nhật về các câu chuyện hàng ngày để tăng khả năng ghi nhớ và phát âm tiếng Nhật của bản thân.

Kết luận

Trong bài viết này, Mintoku Work đã giới thiệu tới các bạn về bảng chữ Katakana – một loại chữ tiếng Nhật nhất định phải học tập trong quá trình học hỏi ngôn ngữ mới. Không quá khó để bắt đầu với chữ Katakana khi bạn đã có nền tảng kiến thức của bảng chữ cái Hiragana trước đó. Vì vậy, hãy chăm chỉ luyện tập và rèn luyện mỗi ngày để có được thành quả xứng đáng nhé!

Share on: