6 câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh (kèm mẫu trả lời)

6 câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh (kèm mẫu trả lời)

6 câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh (kèm mẫu trả lời)

Mặc dù đều là phỏng vấn xin việc, nhưng câu hỏi dành cho thực tập sinh và người chuyển việc rất khác nhau. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn đối với thực tập sinh, nhưng thái độ và tinh thần học hỏi là những yếu tố sẽ được kiểm tra kỹ hơn.

Nếu chưa có kinh nghiệm tham gia phỏng vấn, hãy để Mintoku Work giúp bạn chuẩn bị kịch bản trả lời gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh

Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh

Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn thực tập

Để tăng tỷ lệ đậu phỏng vấn, hãy lưu ý 3 điều quan trọng sau:

Hiểu mục đích câu hỏi

Mặc dù trung thực là điều đáng quý, nhưng nếu nhà tuyển dụng hỏi gì, bạn trả lời nấy, thì bạn sẽ khó nổi bật hơn các ứng viên khác. Mỗi câu hỏi của nhà tuyển dụng đều nhằm mục đích đánh giá khía cạnh nào đó trong con người bạn (như tính cách, kỹ năng, kiến thức,…), để xem bạn có phù hợp với ngành nghề, vị trí công việc này không.

Vì vậy, hãy cố gắng đưa ra câu trả lời liên quan nhất.

  • Đối với ngành y tế, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn đã dành bao nhiêu thời gian nghiên cứu, thực hành.
  • Đối với các ngành nghệ thuật, ứng viên nên cho thấy cá tính, tiềm năng, trường phái muốn theo đuổi,…
  • Đối với ngành giáo dục, quan trọng nhất là tính cách, đạo đức, sự khéo léo trong giao tiếp, ứng xử,…

Phân tích bản thân

Bạn có tự tin về mình không? Bạn có tự hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu không? Bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng cần kiểm tra thái độ của bạn trong công việc.

Do đó, khi chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn, bạn nên thử phân tích bản thân trước. Hãy suy nghĩ về những trải nghiệm đã qua, tính cách của mình, điều mà bạn xem là quan trọng,… và truyền đạt chúng kèm với những thành tích đạt được. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn về bạn, và quá trình nỗ lực của bạn.

Suy nghĩ về mục đích ứng tuyển

Có rất nhiều trường hợp, sinh viên nộp hồ sơ xin việc cho nhiều công ty cùng lúc, nhưng lại không dành thời gian nghiên cứu về công ty, cũng như yêu cầu công việc cụ thể nào. Điều này dẫn đến việc thiếu động lực để gắn bó lâu dài.

Mặt khác, nhà tuyển dụng thường rất ngại tuyển các bạn thực tập sinh như vậy. Để tránh mất thời gian cho cả đôi bên, bạn nên xác định mục tiêu thực tập tại công ty trước khi đến buổi phỏng vấn nhé!

Chuẩn bị kịch bản cho những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh

Chuẩn bị kịch bản cho những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh

Kịch bản trả lời câu hỏi phỏng vấn thực tập

Giới thiệu bản thân

Thông thường, đây là câu đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Nếu bạn thể hiện được bản thân có những kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc, thì bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, và khiến buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn.

Bạn có thể đề cập đến điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm làm thêm, hoạt động câu lạc bộ,…

Ví dụ câu trả lời:

はじめまして、私は〇〇大学〇〇学部3年生の佐藤みなとと申します。大学では経営学を専攻し。

私の強みは、コミュニケーション能力が高いことです。私は大学1年次からカフェでアルバイトをしてきました。アルバイトの主な業務はオーダーを取ることやドリンクの作成がメインでしたが、お客様ごとに異なるニーズを察知して、心地よいカフェタイムを送れるように用途に合わせた席の案内や、自然におすすめメニューの提案など、ひとりひとりにあった接客ができるように努めました。

貴社の営業職のインターンシップでも、私の強みをぜひ活かしたいと考えています。

Bạn có tham gia câu lạc bộ nào khi đi học không?

Khi nhắc đến hoạt động câu lạc bộ, bạn nên trình bày theo thứ tự sau: Vai trò mà bạn đảm nhận trong câu lạc bộ, nhiệm vụ của bạn, làm thế nào bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ, và kết quả đạt được là gì.

Câu hỏi này chủ yếu kiểm tra kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của bạn.

Ví dụ trả lời:

ソフトボールサークルに所属しています。

同サークルでは会計担当として、大学からの援助金や会費徴収などの収入面の管理、道具の購入や試合出場料などの支出管理といった出納業務をおこなっています。

サークルの結束を高めるためにソフトボールだけでなく、レジャーに余剰資金を投入する提案をおこなうなど、単なる管理に留まらず、費用対効果を常に念頭に置いた実効性のある会計の任務を全うできるように努力しています。

Cuốn sách yêu thích của bạn là gì?

So với các câu hỏi khác, thì câu hỏi này ít được hỏi hơn. Nguyên nhân là do theo hướng dẫn “Những điều cơ bản trong tuyển dụng công bằng” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi biên soạn, việc hỏi về sách, báo, tạp chí yêu thích của ứng viên có thể dẫn đến phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng.

Không phải ai cũng có thói quen đọc sách, và ngay cả những người thường xuyên đọc sách, cũng không biết nên trả lời sao cho phù hợp. Do đó, với câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn theo cấu trúc: tên sách + lý do.

Ví dụ:

私が好きな本は、入社1年目の教科書という本です。

入社1年目の新入社員がどんな立ち振る舞いをするとよいかが書かれた本で、社会人になったら実行してみようと思えるようなアイデアが多く書かれている点が気に入っています。

Đi phỏng vấn thực tập nên mặc gì?

Đi phỏng vấn thực tập nên mặc gì?

Tại sao bạn quyết định tham gia chương trình thực tập này?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem ứng viên có mục tiêu và động lực làm việc rõ ràng hay không. Tùy vào ngành học của bạn, hãy cố gắng thể hiện đam mê và những trải nghiệm liên quan trong suốt những năm tháng đại học.

Ví dụ câu trả lời:

私はインテリアに興味があり、中でも御社の商品理解を深めたいと思い、インターンシップへの参加を志望します。大学に入って一人暮らしをはじめてから、自分でインテリアを選ぶようになったのですが、さまざまなインテリアショップをめぐるなかで、自然と惹かれる商品の多くが御社のブランドでした。

今回のインターンシップでは実際に商品が企画される現場に携わり、魅力的な商品が生まれる理由を深く学べるよう努めたいと思います。

Mục tiêu trong XX năm nữa của bạn là gì?

Việc suy nghĩ về mục tiêu tương lai không chỉ giúp bạn định hình rõ về con đường sự nghiệp, mà còn giúp bạn có thêm động lực học tập, cải thiện kỹ năng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được bạn có phù hợp với văn hóa công ty không.

Để gây ấn tượng, bạn có thể đưa ra mục tiêu liên quan đến công ty, chẳng hạn như đạt được vị trí nào đó cao hơn ở công ty trong XX năm nữa.

Ví dụ trả lời:

私は10年後、企業から経営のパートナーとして信頼してもらえるような提案ができる法人営業になっていたいです。

なぜなら、商品を提案し自社の売上に貢献すると同時に、その提案によってお客様のビジネスに貢献することも、営業としての使命だと考えているからです。そのため現在は、貴社の商品について自分なりに研究を深めつつ、ゼミにてマーケティング理論なども学んでいます。

貴社に入社できたら、まずは営業に必要な基本スキルをしっかりと身につけつつ、時間をかけてお客様との関係性を構築していける人材になりたいと思っております。

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Trên thực tế, câu hỏi này của nhà tuyển dụng chỉ nhằm mục đích giải thích cho bạn những thắc mắc (nếu có) liên quan đến công ty, vị trí ứng tuyển,… Nếu biết cách đặt câu hỏi hay, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý đến mình hơn, và tăng tỷ lệ đậu việc.

Ví dụ những câu hỏi bạn có thể hỏi người phỏng vấn:

  • インターンが始まるまでにつけておいたほうがいいスキルはありますか?
  • 過去に好成績を残したインターン生にはどのような特徴がありましたか?
  • 私は〇〇を魅力に感じインターンにエントリーしましたが、〇〇さんはどのような点を魅力に感じ、御社に入社されたのですか?

Lời kết

Khi đi phỏng vấn, việc chuẩn bị trước các câu hỏi thường gặp sẽ giúp bạn chiếm ưu thế hơn những ứng viên khác. Tuy nhiên, đừng quên chú ý đến cách ăn mặc, nghi thức gõ cửa, ra/vào phòng, chào hỏi nhà tuyển dụng,… để tăng sự thiện cảm nhé!

Đăng ký intership tại nhật ở https://intetour.jp/

Khám phá ngay những lưu ý khi đi phỏng vấn xin việc ở Nhật Bản!

Share on: